Mang thai
Việc ăn uống khi mang thai rất quan trọng vì đây là thời kỳ hình thành cơ thể, não bộ thai nhi. Để giúp con khỏe mạnh, phát triển tốt, thông minh ngay từ trong bụng mẹ, ngoài việc ăn uống, mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ các loại vitamin tổng hợp, sắt, canxi, DHA.
Những tháng cuối thai kì, mẹ sẽ cảm thấy đau háng, đi lại khó khăn hơn do thai tụt xuống thấp dần để chuẩn bị chào đời. Hiện tượng này sẽ hết sau khi sinh xong.
Khi mang thai, mẹ không cần thiết phải uống sữa bầu. Nhiều mẹ cứ uống sữa bầu là nôn. Thay vì uống sữa bầu, các mẹ bầu có thể uống sữa tươi không đường và vitamin bầu tổng hợp để cung cấp đầy đủ vitamin khoáng chất cho mẹ bầu khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện.
Ăn trứng ngỗng không khiến con thông minh hơn như mọi người thường truyền miệng. Bởi giá trị dinh dưỡng thực của trứng ngỗng thấp hơn trứng gà rất nhiều.
Nếu mẹ lo lắng không biết thai nhi có nhỏ quá hoặc to quá không thì hãy so với bảng cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi theo WHO nhé.
Nước dừa rất tốt cho bà bầu, tuy nhiên mỗi thời điểm mang thai sẽ có lượng sử dụng khác nhau.
Bà bầu nên uống nước mía, nhưng cần phải biết cách uống đúng để mang lại lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Việc mẹ mang thai bụng bầu nhỏ, tăng cân ít là điều hoàn toàn bình thường. Điều quan trọng là sức khỏe của mẹ (mẹ không bị tiểu đường thai kỳ, không bị huyết áo cao, thiếu máu, thiếu canxi...) và cân nặng của thai nhi.
Một số loại đồ uống chứa các chất gây hại cho thai nhi mà mẹ bầu cần phải thận trọng tránh xa để không bị sảy thai hoặc dị tật thai nhi như rượu bia, trà, cafe, chất kích thích, sữa tươi thanh trùng....
Gối bầu giúp nâng đỡ bụng mẹ, giúp mẹ đỡ mỏi, chật vật khi nằm ngủ, từ đó khiến mẹ ngủ ngon hơn. Có 2 loại gối là chữ U và cánh tiên được nhiều mẹ bầu lựa chọn nhất, mỗi loại đều có ưu nhược điểm phù hợp với nhu cầu của mỗi người, mẹ cân nhắc các tiêu chí của mình để chọn loại phù hợp nhé.
Nguyên nhân việc mẹ bầu cảm thấy ngứa da bụng, ngực, đùi... là do độ đàn hồi của da không theo kịp tốc độ tăng cân của mẹ trong thai kỳ. Trước khi bị rạn da, mẹ sẽ thấy ngứa vùng da đó. Để hạn chế việc da bị rạn, mẹ cần chú ý ăn uống để tăng cân vừa đủ, bôi các loại kem phòng ngừa rạn da từ sớm để cung cấp độ ẩm, tăng khả năng đàn hồi cho da.
Tìm hiểu thêm:
Những triệu chứng khó chịu thường gặp trong quá trình mang thai
Cách ăn uống khi mang thai để mẹ không tăng cân nhiều mà thai vẫn phát triển tốt
Rạn da là do da không kịp đàn hồi so với tốc độ tăng cân khi mẹ mang thai. Để phòng chống và chữa rạn da, mẹ cần dùng kem để tăng độ ẩm và đàn hồi cho da.
Có 4 mốc quan trọng để siêu âm phát hiện dị tật thai nhi mà các mẹ không thể bỏ qua là các tuần thai: 12, 18, 22, 32. Các mốc này mẹ cần siêu âm 4D hoặc 5D để phát hiện sớm dị tật thai nhi.
Giới thiệu với các mẹ bầu một số địa chỉ mua sắm quần áo, váy bầu, gối bầu khá rẻ, chất liệu vải mát mẻ. Các mẹ có thể mua online ship toàn quốc nhé.
Không nên bổ sung sắt và canxi sớm ngay ở giai đoạn đầu mang thai vì nếu thừa sắt và canxi cũng rất nguy hiểm, ảnh hưởng nặng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Trong suốt quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày (40 tuần thai), mẹ nên đi khám đều đặn theo 13 mốc khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của bé, đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh và an toàn.
Khi bị dư nước ối, mẹ bầu cần hạn chế ăn uống các loại rau, quả nhiều nước, bổ sung nhiều chất xơ, uống đồ lợi tiểu.
Khi bị thiếu nước ối, mẹ nên uống nhiều nước ấm, ăn nhiều rau củ trái cây có tác dụng bổ sung nước ối, hạn chế ăn uống những đồ lợi tiểu.
Để khi mang thai mẹ không tăng cân nhiều, con vẫn tăng trưởng tốt (dinh dưỡng tập trung cho sự phát triển của con chứ không tăng nhiều vào mẹ) thì mẹ cần chú ý đến ăn uống: lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe, hạn chế ăn nhiều đường và tinh bột, ăn nhiều thực phẩm chứa sắt và canxi.
Nếu bạn cảm nhận được cú giật đều giống như đồng hồ tích tắc phát ra từ bên trong bụng dưới thì đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi bị nấc. Khi thai nhi bị nấc, mẹ nên thay đổi tư thế hoặc đứng dậy đi lại một chút sẽ hết.
Đây là hiện tượng bình thường do trao đổi chất của cơ thể người mẹ tăng lên để cung cấp oxy, dinh dưỡng cho cả mẹ và em bé trong bụng.
Quy trình các bước đẻ mổ từ khi chuẩn bị sinh đến sau khi sinh xong được kể lại cụ thể trong bài tham khảo. Các mom lần đầu làm mẹ hãy đọc bài để biết các bước mình cần trải qua khi sinh bé, cảm giác đau sau đẻ như thế nào để chuẩn bị tinh thần nhé.
Khi mang thai, mẹ cần hạn chế dùng thuốc để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Vì vậy khi bị ho, nghẹt mũi, mẹ hãy áp dụng các biện pháp tự nhiên nhưng an toàn, hiệu quả tại đây.
Khi mang thai nếu bị viêm đường tiết niệu, đối với các thể nhẹ như nhiễm khuẩn đường tiết niệu hay viêm bàng quang, bà bầu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ bằng việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh có kháng phổ rộng được chỉ định điều trị cho phụ nữ mang thai. Các trường hợp viêm nhiễm nặng có thể truyền dịch và nghỉ ngơi theo dõi tại bệnh viện.
Có rất nhiều thực phẩm gây cản trở hấp thụ canxi trong cuộc sống hàng ngày mà mẹ bầu cần tránh, ví dụ như dưa cà muối chua, nước ngọt có gas, chocolate, trà, thức ăn mặn...
NIPT không phải là xét nghiệm bắt buộc, nhưng những mẹ bầu thuộc các trường hợp nguy cơ cao sau đây nên làm xét nghiệm sàng lọc NIPT:
– Những mẹ mang thai khi đã quá 35 tuổi.
– Trong gia đình đã có người sinh con ra bị bất thường nhiễm sắc thể hoặc dị tật bẩm sinh.
– Bản thân từng sinh con bị dị tật.
– Mẹ đang mang thai nhờ làm thụ tinh nhân tạo, mang nhiều thai.
– Mẹ có tiền sử sảy thai, sinh non mà không rõ nguyên nhân.
– Kết quả của xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test bất thường.
– Môi trường sinh sống của mẹ bầu khá độc hại và ô nhiễm.