Press ESC to close

Khi bé bị sốt, mẹ cần hạ nhiệt độ cho bé trước. Nếu bé vẫn sốt cao và có dấu hiệu nguy hiểm thì mẹ cần đưa bé đi viện ngay lập tức.

Tìm hiểu thêm:

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị sốt, dấu hiệu cần đưa bé đến viện ngay

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng

Những lỗi sai khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt

 

Tham khảo thêm

Các triệu chứng dị ứng đạm bòcó thể xuất hiện ngay sau khi trẻ uống sữa (trong vòng 2 giờ) gọi là phản ứng dị ứng nhanh, hoặc muộn hơn (trên 48 giờ) được gọi là phản ứng dị ứng chậm. Trẻ dị ứng đạm sữa bò có thể sẽ có một số biểu hiện trong những tuần đầu tiên ngay khi tiếp xúc với đạm sữa bò như:

  • Viêm da cơ địa
  • Sưng môi và mi mắt (phù mạch)
  • Nổi mề đay, phát ban (không liên quan đến việc nhiễm trùng cấp, thuốc hay nguyên nhân nào khác)
  • Sổ mũi, khò khè, ho kéo dài (không liên quan đến tình trạng nhiễm trùng)
  • Thường xuyên trào ngược và nôn ói
  • Tiêu chảy/bón, chướng bụng. Có thể đi tiêu phân lỏng, có máu trong phân
  • Cơ thể thiếu máu thiếu sắt
  • Mệt mỏi kéo dài hay đau quặn (cơn colic/khóc dạ đề) >3 giờ mỗi ngày ít nhất 3 ngày trong 1 tuần kéo dài trên 3 tuần

Nguyên nhân bé bị nổi nốt xung quanh miệng có thể là do tuyến nước bọt. Khi bé đến giai đoạn thường xuyên phun mưa, thổi phì phì, hoặc đưa ngón tay vào miệng mút, quanh miệng bé thường xuyên ẩm ướt nước bọt dẫn đến tình trạng mẩn nốt quanh miệng. Mẹ hãy thường xuyên dùng khăn ướt sạch lau khô nước bọt cho bé thì tình trạng mẩn nốt sẽ giảm.

Khi trẻ sơ sinh bị ho đờm, mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc vì sẽ gây nguy hiểm cho bé. Mẹ có thể tự chữa cho bé bằng cách hấp lá húng chanh, lá hẹ, đường phèn, chắt lấy nước cho bé uống. Cách này rất an toàn với trẻ sơ sinh.

Nếu sau vài ngày bé uống mà không đỡ, hoặc tình trạng của bé nặng hơn thì mẹ hãy đưa bé đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Tìm hiểu thêm:

Phân biệt tiếng thở khò khè sinh lý và tiếng thở do viêm phổi

Dấu hiệu bé bị viêm phổi

Khi đổi từ sữa mẹ sang sữa công thức hoặc từ sữa công thức này sang sữa công thức khác, bé rất dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy hoặc táo bón. Mẹ cần xen kẽ sữa mới vào cữ ăn dần dần để hệ tiêu hóa của bé kịp thích nghi.

Tham khảo thêm

Mẹ cần phân biệt bé bị táo bón thực sự hay chỉ là giãn ruột sinh lý.

Trường hợp bé bị táo bón, mẹ nên chữa cho bé bằng cách áp dụng các biện pháp tự nhiên như tập thể dục, matxa bụng cho bé, hạn chế thụt (thụt nhiều sẽ làm mất phản xạ rặn ị tự nhiên của bé) hoặc dùng thuốc (nếu dùng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn).

Tham khảo thêm

Trong giai đoạn bé 2-3 tháng tuổi, nếu bé không đi ị vài ngày nhưng bé vẫn ăn ngủ và sinh hoạt bình thường, khi ị thì phân bé vẫn mềm và đều màu thì bé chỉ đang bị giãn ruột sinh lý. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, mẹ không cần lo lắng. Trong giai đoạn giãn ruột sinh lý, bé bú sữa công thức có thể không ị liên tục trong 7 - 10 ngày hoặc thậm chí là 13 - 15 ngày nếu bé bú sữa mẹ.

Tham khảo thêm

Nên tắm nước ấm cho bé, đây cũng là cách giúp bé hạ sốt.

Tìm hiểu thêm:

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị sốt, dấu hiệu cần đưa bé đến viện ngay

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng

 

Video hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng: xem tại đây

 

Tham khảo thêm

Ba mẹ dùng nước muối sinh lý natriclorid 0.9% hoặc fysoline hồng rửa mũi cho bé trước để loại bỏ dịch nhầy, sau đó sử dụng nước muối fysoline vàng nhỏ mũi cho bé 3 lần/ ngày, tối đa không nhỏ quá 7 ngày. Nếu bé không đỡ, hãy đưa bé đi viện khám nhé.

Tìm hiểu thêm:

Phân biệt các loại nước muối dùng cho trẻ sơ sinh

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh

Cần cho trẻ bị sốt đi khám bác sĩ trong vòng 24 giờ nếu có các biểu hiện sau:

- Trẻ dưới 2 tháng tuổi bị sốt trên 38 độ C, trẻ lừ đừ, ngủ li bì hoặc khó đánh thức trẻ.

- Trẻ trên 2 tháng tuổi (trừ khi sốt xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi tiêm phòng và trẻ không có triệu chứng nặng nào khác) có các biểu hiện sau:

  • Sốt trên 40 độ C ( nhất là đối với trẻ dưới 3 tuổi).
  • Trẻ đau khi đi tiểu.
  • Sốt kéo dài trên 24 giờ mà không có nguyên nhân rõ ràng.
  • Hạ sốt hơn 24 giờ rồi lại sốt tái phát.
  • Sốt kéo dài trên 72 giờ do bất kỳ nguyên nhân nào.

Tìm hiểu thêm:

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị sốt, dấu hiệu cần đưa bé đến viện ngay

Những lỗi sai khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt

 

Khi bé bị ho, sốt, ba mẹ vẫn bật điều hòa để duy trì nhiệt độ phòng phù hợp với bé. Việc để bé nóng, mồ hôi chảy ra thấm ngược vào cơ thể bé rất nguy hiểm, có thể dẫn đến ốm nặng hơn. Lưu ý không để gió điều hòa thổi trực tiếp vào bé.

Tìm hiểu thêm:

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị sốt, dấu hiệu cần đưa bé đến viện ngay

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng

Những lỗi sai khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt

Nhiệt độ, độ ẩm phòng lý tưởng cho trẻ sơ sinh 

Cách mặc đồ phù hợp cho bé theo nhiệt độ

Cách sử dụng điều hòa cho trẻ sơ sinh

Nấc cụt là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh, không liên quan đến việc con bị lạnh hay con ăn no. Thực tế thì khi nấc trẻ sơ sinh không hề khó chịu như người lớn và sẽ tự hết mà không cần ba mẹ phải làm gì.

Tham khảo thêm

Trẻ sơ sinh thường hay hắt hơi khi đường mũi bị kích thích chứ không trầm trọng như chúng ta nghĩ. Nên các mẹ thấy con hắt hơi cũng không nên quá lo nhé.

Tham khảo thêm

Trẻ sơ sinh thở khò khè là hiện tượng sinh lý bình thường, ba mẹ cần phân biệt với tiếng thở do viêm phổi. 

Tìm hiểu thêm:

Trẻ sơ sinh thở khò khè phải làm sao?

Phân biệt tiếng thở khò khè sinh lý và tiếng thở do viêm phổi

Dấu hiệu bé bị viêm phổi

Trẻ bị rụng tóc không phải do thiếu canxi.

Trẻ bị rụng tóc vành khăn là hiện tượng tự nhiên, thường xảy ra nhất ở trẻ sơ sinh từ 2 đến 3 tháng tuổi do đầu trẻ cọ sát với bề mặt cứng khi quay đầu, ví dụ như nệm, chiếu, hay ghế ngồi. Tóc sẽ mọc lại sau khi trẻ bắt đầu ngồi vững.

Tham khảo thêm

Nguyên nhân bé hay xì hơi thối là do hệ tiêu hóa của bé lúc mới sinh chưa hoàn thiện, bé bị đầy hơi. Xì hơi là 1 cách tự nhiên giảm bớt hơi trong bụng bé, giúp bé dễ chịu hơn. Ngoài ra, ba mẹ cần làm thêm các biện pháp khác để giảm đầy hơi cho bé như tập thể dục, vỗ ợ hơi cho bé…

Tham khảo thêm

Bé bị run cơ (tay, chân…) không phải là bệnh. Đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường và sẽ hết khi bé vài tháng tuổi.

Tham khảo thêm