Thở khò khè là một trong những dấu hiệu thường gặp ở trẻ sơ sinh. Trong trường hợp trẻ sơ sinh thở khò khè do những nguyên nhân thông thường, mẹ có thể tự chăm sóc con ở nhà bằng một số biện pháp sau đây.
Rất nhiều cha mẹ lo lắng khi con mình gặp phải những vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là tình trạng bất thường về đường hô hấp. Chuyên gia khuyên bạn, nên tìm hiểu, trang bị những kiến thức cơ bản để xử trí khoa học và đúng cách khi trẻ gặp những vấn đề sức khỏe.
Nếu trẻ mới sinh trong vài tuần đầu mà gặp tình trạng thở khò khè như đang vướng đờm thì cha mẹ không cần phải quá lo lắng, chỉ cần quan sát thêm xem liệu trẻ có thêm các biểu hiện bất thường nào khác không. Đa phần trẻ sơ sinh, nhất là những trẻ sinh mổ thường gặp những vấn đề như khò khè trong thời gian đầu do đờm nhớt, nước ối chui vào phổi trẻ mà vẫn chưa được tống ra ngoài hết.
>> Tham khảo:
Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không?
Vệ sinh mũi cho trẻ
Dùng nước muối sinh lý trẻ em nhỏ mắt và mũi mỗi ngày 2 lần, từ lúc sinh đến khi bé được 3 tháng tuổi. Đây là một việc đơn giản nhưng lại có thể mang lại hiệu quả cao, giúp trẻ giảm dịch nhờn và ngăn ngừa vi khuẩn gây hại cho đường hô hấp của trẻ.
Cách thức thực hiện vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối:
- Đặt trẻ nằm ngửa.
- Nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi.
- Để trong khoảng vài phút để dịch nhầy loãng ra.
- Sau đấy sử dụng tăm bông lau sạch dịch nhầy.
>> Tham khảo:
Trẻ sơ sinh hay vặn mình, ngủ không sâu giấc - nguyên nhân và cách khắc phục
Làm sao để trẻ sơ sinh hết khóc dạ đề, quấy đêm
Lấy gỉ mũi thường xuyên
Gỉ mũi bám ở trong mũi ngoài gây ra tình trạng thở khò khè khó thở, nghẹt mũi còn khiến trẻ rất khó chịu, thường chuyên có những hành động đưa tay quẹt ngang mũi hoặc cọ sát mũi vào gối, cơ thể mẹ. Thực hiện lấy gỉ mũi thường xuyên sẽ giúp làm sạch, thông thoáng bên trong khoang mũi từ đó giúp trẻ dễ thở, giải quyết hiện tượng thở khò khè ngạt mũi.
Lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh mẹ làm như sau:
- Thấm nước muối ở đầu tăm bông, làm ẩm gỉ mũi khô bám ở trong khoang mũi.
- Chờ cho các gỉ mũi mềm rồi nhẹ nhàng dùng đầu tăm bông lau gỉ mũi đưa ra ngoài.
Trường hợp bé bị ọc sữa qua mũi, cha mẹ nghiêng đầu trẻ, dùng nguyên 1 ống nước muối sinh lý trẻ em rửa mũi cho trẻ để hết cặn sữa bám vào thành mũi.
>> Tham khảo: Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị ọc, trớ sữa.
Khi nào nên đưa trẻ đi khám
Cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám nếu nhận thấy trẻ gặp những vấn đề sau:
– Trẻ sơ sinh khò khè như có đờm kèm theo biểu hiện da dẻ tím tái.
– Trẻ bị ho nhiều kéo dài trên 32 tuần và không thuyên giảm.
– Trong gia đình trẻ có tiền sử người thân bị mắc những bệnh có khả năng di truyền như hen suyễn, dị ứng,…
– Trẻ sơ sinh bị khò khè kèm theo sốt cao và nôn trớ nhiều dù ăn không nhiều.
Video hướng dẫn cách xử lý khi trẻ sơ sinh thở khò khè: xem tại đây
Video hướng dẫn dấu hiệu bé bị viêm phổi, cần đưa bé nhập viện ngay: xem tại đây
>> Tham khảo thêm:
Giáo trình Rèn tự ngủ và sinh hoạt cho trẻ sơ sinh
Theo dõi Page Lần đầu làm mẹ để đọc thêm các bài viết hàng ngày.
Tham gia Group Con Ngoan Khỏe, Mẹ Hạnh Phúc để trao đổi, thảo luận thêm thông tin hữu ích với cộng đồng các mẹ bầu bí và bỉm sữa trong quá trình làm mẹ nhé.