Press ESC to close

Nguyên nhân bé bị hăm đỏ, mẩn nốt ở các vùng ngấn, cổ, nếp gấp da, nách, khuỷu tay chân là do bé bị nóng, đổ mồ hôi tích tụ lại các vùng ngấn, nếp gấp da, kết hợp với vi khuẩn phát triển gây viêm da. Do vậy ba mẹ cần chữa cho bé như sau:

Bước 1: Mặc đồ cho con phù hợp nhiệt độ và độ ẩm phòng. Sử dụng điều hòa cho trẻ sơ sinh đúng cách. Bé sẽ không thể khỏi hoàn toàn nếu ba mẹ mặc đồ cho con quá nóng. Cần giải quyết nguyên nhân gây bệnh trực tiếp mới chữa được ba mẹ nhé.

Bước 2: Tắm cho bé hàng ngày. Dùng các loại lá tắm mát đun sôi lên rồi pha thêm với nước tắm cho bé. Lưu ý không tắm quá 10 ngày liên tục. Các loại lá tắm theo phương pháp dân gian chỉ nên dùng thời gian ngắn vì làm mất độ ẩm da bé. Sau thời gian tắm lá, ba mẹ nên dùng sữa tắm gội có dưỡng ẩm cho bé (nên chọn sản phẩm dành cho bé của các hãng uy tín nước ngoài, ví dụ Aveeno Baby Wash and Shampoo vì da bé rất nhạy cảm).

Dùng khăn sữa mềm lau rửa sạch các vùng ngấn da, nếp gấp da của bé khi tắm.

Bước 3: Sau khi tắm xog, lau khô người bé, bôi kem Aveeno eczema therapy lên những chỗ có mẩn nốt, đỏ. Có thể bôi 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi bé khỏi thì chuyển sang dùng kem dưỡng hàng ngày (nên chọn sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh của hãng uy tín nước ngoài, ví dụ Aveeno baby lotion).

Lưu ý: Ba mẹ cần thực hiện đúng cả 3 bước trên thì bé không bị lại. Nếu ba mẹ vẫn mặc nóng, để nhiệt độ phòng cao thì dù bé khỏi cũng sẽ tái đi tái lại. Đã hiểu con cần mát mẻ mà vẫn nghe người ngoài nói, ủ nóng cật lực cho con thì không có cách nào chữa được.

Tham khảo:

Nhiệt độ, độ ẩm phòng lý tưởng

Cách mặc đồ phù hợp cho bé theo nhiệt độ

Cách sử dụng điều hòa cho trẻ sơ sinh

Các loại lá tắm mát cho bé

Các nước tiên tiến đã nghiên cứu và đưa ra khuyến cáo không nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh vì điều này khiến da em bé phải chịu tác động quang học không tốt của các tia cực tím trong khi làn da trẻ còn quá mỏng manh nên sẽ dễ bị tổn thương và tăng nguy cơ ung thư da.

Tìm hiểu thêm:

Bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Top 13 Vitamin D3 cho trẻ sơ sinh tốt nhất được các mẹ tin dùng

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không?

Điều hòa không làm bé ho, sổ mũi nếu ba mẹ sử dụng đúng cách: đảm bảo độ ẩm phòng 50-70%, nhỏ thêm nước muối vào mũi bé khi độ ẩm trong phòng thấp, không để gió điều hòa thổi vào bé, vệ sinh điều hòa thường xuyên...

Tham khảo thêm

Trẻ sơ sinh có thể nằm điều hòa ngay từ khi sinh. Điều hòa không làm bé ốm, viêm phổi nếu ba mẹ sử dụng đúng cách.

Tham khảo thêm

Để giảm độ ẩm trong phòng, ba mẹ có thể bật điều hòa ở chế độ Dry.

Tham khảo thêm

Nguyên nhân chính khiến bé không hợp tác, giãy giụa, gào khóc khi mặc chũn, nhộng, túi ngủ là do ba mẹ để nhiệt độ phòng quá nóng so với bé. Nhiệt độ phòng thích hợp để bé quấn chũn, mặc nhộng, túi ngủ cotton mỏng 1 lớp là 22-24 độ và bé chỉ mặc duy nhất 1 bộ bodysuit cộc tay chân.

Tìm hiểu thêm:

Có nên dùng chũn/ nhộng/ túi ngủ cho trẻ sơ sinh không?

Nên dùng chũn/ túi ngủ đến khi nào?

Top nhộng chũn, túi ngủ tốt nhất cho bé

Không phải chỉ rèn con theo phương pháp Easy mới cần sử dụng nhộng, chũn. Nhộng chũn giúp bé ngủ ngon hơn, giảm giật mình, ngoài ra nó còn có tác dụng thay chăn đắp, không bị bé đạp tung ra ngoài hoặc trùm lên mặt bé. Vì vậy ba mẹ nên sử dụng nhộng, chũn, túi ngủ cho bé trong những năm tháng đầu đời.

Tìm hiểu thêm:

Có nên dùng chũn/ nhộng/ túi ngủ cho trẻ sơ sinh không?

Nên dùng chũn/ túi ngủ đến khi nào?

Top nhộng chũn, túi ngủ tốt nhất cho bé

Nhộng, chũn không khiến con không thoải mái. Ngược lại nó còn có tác dụng ôm chặt lấy con, tái tạo môi trường chật hẹp như khi con ở trong bụng mẹ, đồng thời giúp con giảm giật mình, từ đó ngủ tốt hơn.

Tìm hiểu thêm:

Có nên dùng chũn/ nhộng/ túi ngủ cho trẻ sơ sinh không?

Nên dùng chũn/ túi ngủ đến khi nào?

Top nhộng chũn, túi ngủ tốt nhất cho bé

Nếu bé mặc chũn hoặc nhộng hoặc túi ngủ cotton mỏng thì nhiệt độ phòng nên để khoảng 22-24 độ, bé mặc bodysuit cộc bên trong. 

Mẹ có thể kiểm tra xem nhiệt độ đó có nóng hay lạnh với bé hay không bằng cách:

- Quan sát xem bé có ngủ ngon không;

- Sờ gáy bé, xem bé có bị đổ mồ hôi hoặc có lạnh không.

Tìm hiểu thêm:

1. Nhiệt độ, độ ẩm phòng lý tưởng cho trẻ sơ sinh 

2. Cách mặc đồ phù hợp cho bé theo nhiệt độ

Nếu bé mặc quần áo cộc, không đắp gì, không quấn chũn hoặc nhộng thì nên để nhiệt độ phòng khi ngủ khoảng 25-26 độ, không cần bật thêm quạt. Ba mẹ kiểm tra gáy bé xem có lạnh hoặc nóng không nhé.

Tìm hiểu thêm:

1. Nhiệt độ, độ ẩm phòng lý tưởng cho trẻ sơ sinh 

2. Cách mặc đồ phù hợp cho bé theo nhiệt độ

Nếu bé dùng nhộng thông hơi thì nên để nhiệt độ phòng khoảng 24-25 độ.

Mẹ có thể kiểm tra xem nhiệt độ đó có nóng hay lạnh với bé hay không bằng cách:

- Quan sát xem bé có ngủ ngon không

- Sờ gáy bé xem bé có bị đổ mồ hôi hoặc có lạnh không

Tìm hiểu thêm:

1. Nhiệt độ, độ ẩm phòng lý tưởng cho trẻ sơ sinh 

2. Cách mặc đồ phù hợp cho bé theo nhiệt độ

 

Để tăng độ ẩm trong phòng, ba mẹ có thể đặt 1 chậu nước trong phòng, thêm 1 chiếc khăn thả trong chậu, 1 đầu khăn vắt lên thành chậu để tăng tốc độ bay hơi.

Nếu làm vậy mà độ ẩm trong phòng vẫn dưới 50% thì ba mẹ dùng thêm máy phun sương tạo độ ẩm nhé.

Tham khảo thêm

Độ ẩm lý tưởng trong phòng bé là 60-80%.

Tham khảo thêm

Lượng sữa bé ăn mỗi cữ tùy thuộc nhu cầu của bé, tổng lượng sữa mỗi ngày (bao gồm cả ban ngày và ban đêm) bé cần ăn là 800-1000ml.

Để con ăn tốt, đảm bảo phát triển chiều cao và cân nặng, ba mẹ hãy cho con ăn đúng phương pháp ngay từ khi sinh theo hướng dẫn tại Giáo trình rèn sữa nhé.

Tham khảo thêm

Nếu bé không khóc mà chỉ ọ ẹ thì bé chỉ đang ngủ động. Đây là lúc trí não bé phát triển và bé học thêm các kĩ năng mới. Vì vậy, ba mẹ để yên cho bé ngủ nhé.

Để hiểu hơn về giấc ngủ của bé, giúp bé ngủ ngon và tự ngủ, tự chuyển giấc, ba mẹ hãy áp dụng Giáo trình Rèn tự ngủ & Sinh hoạt nhé

Tham khảo thêm

Nếu bé bị hăm tã nhẹ thì chữa như sau:

- Chọn loại bỉm thấm hút tốt, khô thoáng cho bé.

- Thay bỉm cho bé 3-4 tiếng/ lần ban ngày và ngay khi bé ị

- Vệ sinh sạch sẽ cho bé mỗi khi thay bỉm: rửa cho bé bằng nước sạch

- Bôi kem Desitin xanh vào khu vực mặc bỉm mỗi khi thay bỉm mới. Kem này có tác dụng chữa hăm nhẹ, đồng thời phòng ngừa hăm da. Sau khi bé khỏi hăm, mẹ vẫn nên bôi kem Desitin xanh cho bé lên khu vực mặc bỉm hàng ngày sau khi tắm xong.

Nếu bé bị hăm tã nặng: cách chữa tương tự nhưng dùng kem Desitin tím thay cho loại xanh.

Tham khảo thêm

Để bé không bị hăm mông, ba mẹ hãy làm theo các bước sau:

- Chọn loại bỉm thấm hút tốt, khô thoáng cho bé.

- Thay bỉm cho bé 3-4 tiếng/ lần ban ngày và ngay khi bé ị

- Vệ sinh sạch sẽ cho bé mỗi khi thay bỉm: rửa hoặc lau cho bé bằng nước sạch hoặc giấy ướt loại tốt

- Bôi kem ngừa hăm Desitin xanh cho bé vào khu vực mặc bỉm sau khi bé tắm hàng ngày .

Tham khảo thêm

Các loại bỉm đũng dài được nhiều mom lựa chọn là: Mamogom, Bobby, Huggies, Nabizam, Momo rabbit, Applecrumby

Tham khảo thêm

Các loại bỉm cho bé bụng to đòi ếch được nhiều mom lựa chọn là: Nabizam uLtra thin, Mamogom, Momo rabbit comfort fit, Applecrumby.

Tham khảo thêm

Các loại bỉm mỏng, thấm hút tốt, không tràn, phù hợp dùng trong mùa hè được nhiều mom lựa chọn cho bé là: Moony xanh, Huggies nature made, Gooby, Takato, Mamogom, Merries first premium, Goldgi premium, Hankkumi, Supdry xanh

Tham khảo thêm

Các loại bỉm đêm được nhiều mom lựa chọn là : Momo rabbit, Applecrumby

Tham khảo thêm

Các loại bỉm tốt cho bé đượcba mẹ lựa chọn dựa trên tiêu chí thấm hút tốt, không hăm, không tràn, mỏng nhẹ... Ba mẹ tham khảo chi tiết top các loại bỉm tốt cho bé tại đây.

Nếu bé chưa giãn cữ chuẩn, mẹ cần tăng dần thời gian giãn cữ ở mỗi bữa để phù hợp với giai đoạn phát triển của bé.

Tham khảo thêm

Nguyên nhân của việc này là do bé lớn dần, hệ tiêu hóa phát triển hơn và sẽ không còn duy trì việc ăn như lúc bé, do đó mẹ cần có sự thay đổi phù hợp theo sự phát triển của bé: giãn cữ ăn phù hợp theo độ tuổi, giảm ăn đêm, tăng size núm nếu bé bú bình.

Ba mẹ xem hướng dẫn cách làm cụ thể tại Giáo trình Rèn sữa nhé.

Tham khảo thêm

Không cần thiết cho bé ăn bù sữa ngay sau khi trớ. Hãy đợi đến cữ ăn sau để cho bé ăn. 

Tìm hiểu thêm:

Trẻ sơ sinh bị trớ sữa: nguyên nhân và cách khắc phục

Cách giảm trớ sữa ở trẻ sơ sinh

Cách vệ sinh mũi cho bé sau khi bị ọc sữa lên mũi

 

Hãy dùng nước muối sinh lý rửa, làm sạch mũi bé nếu bé ọc sữa ra mũi để tránh bị viêm.

Tìm hiểu thêm:

Trẻ sơ sinh bị trớ sữa: nguyên nhân và cách khắc phục

Cách giảm trớ sữa ở trẻ sơ sinh

Cách vệ sinh mũi cho bé sau khi bị ọc sữa lên mũi

Không nên chia nhỏ cữ ăn khi bé bị trớ sữa vì trớ sữa chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, không ảnh hưởng nhiều bởi lượng ăn của bé. Dù bé ăn ít hay nhiều thì vẫn bị trớ sữa.

Hơn nữa việc chia nhỏ cữ ăn sẽ tập cho bé thói quen ăn vặt, ngủ vặt, không tốt cho sự phát triển của trẻ. Để hạn chế tình trạng trớ sữa của bé, ba mẹ áp dụng Giáo trình Rèn sữa.

Tham khảo thêm