Các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh nào vừa làm mát, vừa hỗ trợ trị rôm sảy cho trẻ? Hãy cùng khá phá trong bài viết sau.
Có nên sử dụng lá tắm cho trẻ sơ sinh?
Nhiệt độ của trẻ sơ sinh thường cao hơn người lớn và vào mùa hè, trẻ luôn gặp tình trạng đổ mồ hôi nhiều. Kết hợp với việc mồ hôi tích tụ tại các vùng như cổ, nách, bẹn, mông, các vùng ngấn, nếp gấp da... sẽ dẫn đến bệnh rôm sảy. Tình trạng này kéo dài khiến trẻ bị hăm, lở loét nếu không được điều trị kịp thời.
Vì thế, bên cạnh các loại thuốc điều trị, không ít bác sĩ y học cổ truyền khuyến khích kết hợp sử dụng các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh để làm dịu và giảm sưng các nốt rôm sảy. Đây cũng là những bài thuốc dân gian được ông bà ta truyền lại từ quá khứ.
Những loại lá tắm cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả
Để tắm lá an toàn cho trẻ, bạn nên lựa chọn 1 trong các loại lá tắm an toàn cho trẻ sơ sinh như sau:
1. Lá sả
Trong sả có chứa axit folic, một số loại vitamin cần thiết như vitamin A, vitamin C, vitamin B6,... và các khoáng chất khác như đồng, kẽm, sắt, canxi, magie,... Những chất này sẽ giúp bảo vệ làn da của bé, phòng tránh được rôm sảy và bệnh cảm cúm,...Cách tắm nước lá sả cho bé được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Rửa sạch lá sả.
- Bước 2: Cho vào nồi và đun sôi trong khoảng 10 phút.
- Bước 3: Đổ nước ra và pha với nước ở nhiệt độ vừa phải và tắm cho bé, không cần tráng lại với nước.
- Bước 4: Dùng khăn mềm để lau khô người của bé để bé khỏi bị nhiễm lạnh.
Lá sả
2. Lá mảnh bát
Lá Mảnh bát có chứa nhiều thành phần giải độc và làm mát da cho trẻ vào những ngày nắng nóng. Loại rau này dễ tìm mua và được bày bán rất nhiều tại các chợ.
Trong y học cổ truyền, lá mảnh bát được sử dụng nhằm điều trị các bệnh rôm sảy, dị ứng, phong ngứa, nhiễm trùng mắt,... Do đó việc sử dụng lá mảnh bát để tắm cho bé sẽ giúp chống lại côn trùng, kháng khuẩn, tăng khả năng chống viêm. Đặc biệt còn giúp giảm các cơn đau và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.
Cách thực hiện: Lá mảnh bát rửa sạch, đem phơi khô. Khi cần dùng, lấy 2 nắm lá mảnh bát khô nấu với nước đun sôi trong 10 phút. Để nước giảm nhiệt độ xuống độ ấm thích hợp rồi dùng tắm cho trẻ.
Lá mảnh bát
3. Lá cây chó đẻ
Với những ai ở miền quê, nông thôn sẽ không cảm thấy xa lạ với loại nước tắm cho trẻ từ lá cây chó đẻ. Lá cây chó đẻ có tính mát cùng nhiều thành phần kháng viêm, sát khuẩn rất tốt nên được dân gian thường dùng điều trị các bệnh về da.
Cây chó đẻ là loại thường mọc rất nhiều ở những vùng nông thôn. Đây là loại lá có tính mát cùng nhiều thành phần giúp sát khuẩn, kháng viêm vô cùng tốt. Khi sử dụng lá chó đẻ để tắm cho bé, các mẹ hãy tiến hành đun sôi lá trong khoảng 10 phút, sau đó hòa với nước ấm và tắm cho bé như bình thường.
Cây chó đẻ
Đọc thêm:
Giáo trình Rèn tự ngủ & Sinh hoạt cho bé.
4. Lá dâu tằm
Lá dâu tằm có công dụng điều trị các triệu chứng mẩn đỏ ở trẻ vô cùng hiệu quả nhờ lá có tính hàn. Bên cạnh đó, trong dâu tằm còn chứa nhiều hoạt chất giúp giải độc, trừ phong, thanh nhiệt cơ thể. Do đó sử dụng lá dâu tằm để tắm cho trẻ sẽ giúp điều trị những vết mẩn đỏ mà không hề khiến da bị kích ứng.
Cách thực hiện vô cùng đơn giản. Mẹ chỉ cần đun sôi một ít lá dâu tằm trong khoảng 10 phút, sau đó hòa với một ít nước ấm và tắm cho bé.
Lá dâu tằm
5. Lá ngũ trảo
Lá Ngũ Trảo trong y học cổ truyền thường được dùng để giảm sưng, giải độc, hạ sốt. Lá ngũ trảo là loại lá có tính ấm, mùi thơm nhẹ, có công dụng rất tốt trong hạ sốt, giảm nhiệt và trị suyễn, viêm phế quản. Khi sử dụng để tắm cho trẻ, lá ngũ trảo sẽ có tác dụng thanh nhiệt cho cơ thể, ngăn ngừa và trị bệnh rôm sảy, làm mát da. Bạn hãy sử dụng một nắm lá ngũ trảo đun sôi để tắm cho trẻ. Trong khoảng 10 ngày, bạn sẽ thấy da bé vô cùng mịn màng, mềm mại và mát dịu.
Ngũ trảo
6. Lá dền gai
Trong y học cổ truyền, cây dền gai có tính hàn, vị ngọt và chứa nhiều chất xơ, khoáng chất vitamin. Ngoài sử dụng làm thuốc và thức ăn thì lá cây dền gai còn giúp giải độc, điều trị da mẩn ngứa. Chỉ cần hòa lá cây dền gai nấu nước tắm sẽ giúp giảm sưng đỏ và làm dịu cảm giác ngứa ngáy trên da.
Dền gai
7. Lá cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu được xem là vị thuốc giải độc, có tác dụng thanh nhiệt và điều trị ho cực kỳ tốt. Khi trẻ bị nhiễm lạnh hoặc có dấu hiệu cảm sốt, mẹ có thể dùng cỏ mần trầu để tắm cho bé.
Cỏ mần trầu bạn đem đi xắt nhỏ, sau đó nấu sôi và tắm cho bé. Đặc biệt, thành phần có trong cỏ mần trầu hoàn toàn an toàn và lành tính, do đó mẹ không cần phải lo bé bị dị ứng khi sử dụng.
Cỏ mần trầu
8. Lá bồ công anh
Lá bồ công anh được xem là một trong những loại mát có thành phần thiên nhiên chứa chất kháng sinh có công dụng làm sạch và loại bỏ vi khuẩn có hại trên da, thanh nhiệt và giải độc. Chính vì thế, lá bồ công anh thường được sử dụng nhiều để nấu nước tắm cho bé.
Lá bồ công anh
9. Lá diếp cá
Lá diếp cá được nhiều người khuyên dùng nấu tắm để trị rôm sảy ở trẻ. Các mẹ chỉ cần rửa sạch lá diếp cá, sau đó đun sôi và để nguội rồi tắm cho bé.
Lá diếp cá
10. Lá bạc hà
Trong lá bạc hà có chứa hàm lượng lớn tinh dầu cùng nhiều chất khác như vitamin A, vitamin C, vitamin B6, protein,... Do đó lá bạc hà được sử dụng khá phổ biến để tắm cho bé.
Cách dùng lá bạc hà để tắm cho trẻ cũng vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng một túi vải để đựng lá bạc hà, sau đó đem ngâm trong nước sôi khoảng 10 phút, cuối cùng cho vào thêm một ít nước ấm ở nhiệt độ vừa phải để tắm cho bé.
Lá bạc hà
11. Lá đào
Lá đào được biết đến là loại lá giúp làm giảm đau, giảm sưng, chữa lành các vết loét và vết thương trên da hiệu quả. Bên cạnh đó, trong lá đào còn chứa axit amin, phenol, tanin,... giúp chống viêm, chống oxy hóa, bổ sung độ ẩm cần thiết cho da của bé. Ngoài ra, malic và axit citric trong lá đào còn giúp làm giảm căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả.
Khi sử dụng lá đào để tắm cho bé, mẹ cần sử dụng muối để làm sạch phần lông trên lá. Sau đó đun sôi lá đào để nguội hoặc pha loãng với nước lạnh, tắm cho bé.
Lá đào
12. Lá chè xanh
Trong lá trà xanh chứa nhiều thành phần như Polyphenol, EGCG, Vitamin C, Flavanol,... Đây là những chất chống oxy hóa có tính kháng viêm hiệu quả có thể giúp trị dứt điểm các loại bệnh ngoài da như: hăm tã, lở loét, mẩn ngứa, vết côn trùng đốt...Tuy nhiên lá chè xanh thường làm khô da bé, do đó không nên tắm liên tục dài ngày.
Cách thực hiện: Đun sôi nước với lá trà xanh trong 10 phút. Hòa một chút muối hạt vào rồi để nguội xuống độ ấm thích hợp để tắm cho trẻ sơ sinh.
Lá chè xanh
13. Quả mướp đắng (Khổ qua)
Quả mướp đắng (khổ qua) có tính mát lành tính, vì vậy ông bà ta đã chọn loại quả này đem giã nát lấy nước cốt hoặc đun sôi lên hòa nước tắm cho bé để trị rôm sảy, cho bé làn da mịn màng.
Quả mướp đắng (Khổ qua)
14. Lá khế chua
Một loại lá phổ biến được dùng để tắm cho trẻ đó chính là lá khế chua. Nước tắm lá khế có tác dụng trị mề đay, mẩn ngứa, rôm sảy. Chỉ cần hái một nắm lá khế, đem rửa sạch giã lấy nước cốt rồi hòa cùng nước ấm tắm cho bé sẽ mang đến hiệu quả bất ngờ cho da bé.
Lá khế
15. Lá sài đất
Nếu như ở các vùng quê Việt Nam chắc chắn không xa lạ gì với cây sài đất. Trong Đông Y, sài đất là loại lá thảo dược dùng để tiêu độc và hoạt huyết vô cùng hiệu quả. Đây là loại cây hoang dại nhưng lại có tác dụng trị rôm sảy rất tốt. Với loại cây này các mẹ có thể lấy về đem rửa sạch rồi đun nước tắm cho bé trong những ngày nắng nóng.
Cách thực hiện: Băm nhỏ lá sài đất tươi rồi đun lá với nước sôi trên lửa nhỏ. Hòa nước lá sài đất vào nước tắm để tắm cho trẻ sơ sinh.
Lá sài đất
16. Lá trầu không
Lá trầu không còn được mệnh danh là dược liệu kháng sinh tự nhiên an toàn và hiệu quả. Lá trầu không tính ấm, vị cay nồng và có nhiều thành phần sát khuẩn nên được sử dụng để điều trị viêm da, viêm phụ khoa và chữa vết sưng côn trùng.
Lá trầu không có vị cay nồng, ấm, mùi thơm dễ chịu giúp trị viêm da cơ địa, sát khuẩn, tiêu viêm, chữa vết đốt côn trùng. Dùng một nắm lá trầu không đem rửa sạch đun sôi trong vòng 10 phút sau đó hòa chung với nước tắm cho bé.
Lá trầu không
17. Lá tía tô
Tắm bằng lá tía tô sẽ giúp trị được các bệnh về chàm sữa, lang ben nhanh chóng và an toàn, đồng thời lá tía tô còn có tác dụng làm mát da, giải nhiệt. Các mẹ có thể chọn mua lá tía tô sạch không thuốc sâu đem rửa sạch đun sôi hòa với nước ấm tắm trẻ sơ sinh.
Lá tía tô
18. Lá đinh lăng
Theo y học cổ truyền, lá đinh lăng được xem như vị thuốc nhân sâm của người nghèo. Thành phần chứa nhiều vitamin C, B1, B2, B6,... chống oxy hóa và kháng viêm, nuôi dưỡng làn da rất tốt.
Lá đinh lăng đem nấu nước tắm cho bé sẽ giúp hạn chế mụn nhọt, mẩn ngứa.
Lá đinh lăng
19. Lá riềng
Nước tắm lá riềng không phải là loại nước tắm xa lạ với nhiều gia đình hiện nay. Đây là loại nước tắm trị mụn kê và rôm sảy cho trẻ sơ sinh vô cùng hiệu quả. Bạn chỉ cần rửa sạch lá và vò nát thả vào nước ấm. Chờ một chút để tinh dầu tiết ra rồi tắm cho trẻ sơ sinh.
Lá riềng
20. Lá gừng
Một loại cây gia vị quen thuộc mà ai cũng biết đó là gừng. Đặc biệt lá gừng còn được dùng để tắm cho trẻ giúp ngăn ngừa các chứng bệnh về da như rôm sảy, lang ben, mề đay.
Lá gừng
21. Lá chanh
Lá chanh có tính sát khuẩn làm sạch bã nhờn trên da rất tốt. Điểm cộng to lớn nhất là mùi hương lá chanh vô cùng dễ chịu và thư giãn cho bé. Tuy nhiên, nếu bé đang có vết xước trên da nên tránh tắm lá chanh sẽ khiến trẻ bị rát.
Cách thực hiện: Vò nát lá chanh và đun sôi lá trong 10 phút. Hòa nước lá chanh với nước ấm để tắm cho trẻ.
Lá chanh
22. Lá vối
Lá vối được xếp vào loại siêu thảo dược với hơn 13 công dụng. Nổi bật trong đó là tác dụng kháng sinh, sát trùng các vết loét và rửa sạch phòng viêm nhiễm cho da. Chỉ cần 1 nắm lá vối nấu với nước sôi rồi đem tắm cho bé sẽ giúp giảm sưng, viêm hiệu quả.
Lá vối
23. Lá kinh giới
Kinh giới là loại lá có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên có tác dụng sát khuẩn và làm sạch da rất tốt. Đây là loại lá tắm cho trẻ sơ sinh được dùng rất nhiều. Theo kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh dân gian, lá kinh giới tươi để nấu nước uống và tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày để chữa và đề phòng rôm sảy, mụn nhọt, mẩn đỏ.
Nước lá kinh giới có thể giúp da bé nhanh mát, mịn, hết rôm sảy. Nếu có sẵn lá tươi, bạn chỉ cần rửa sạch rồi giã nát, chắt nước pha vào chậu nước tắm cho bé. Nếu không, bạn có thể phơi khô lá kinh giới và để ở nơi khô ráo để dùng dần. Mỗi lần tắm, hãy lấy một nắm lá khô, cho vào nồi đun sôi một lúc rồi pha vào nước tắm cho bé, giúp trị rôm sảy của bé sau vài lần tắm.
Lá kinh giới
24. Lá ngải cứu
Ngải cứu là vị thuốc thường xuyên xuất hiện trong các bài thuốc dân gian. Đây là vị thuốc đa năng với khả năng điều trị đau bụng kinh, an thai, trị mụn, mẩn ngứa, suy nhược cơ thể, kén ăn,... Chỉ cần một nắm lá ngải cứu, thái nhỏ và nấu đun sôi dậy lên mùi thơm. Tiếp đến, dùng nước này tắm cho trẻ sơ sinh vài lần trong tuần sẽ giúp chữa trị và phòng ngừa rôm sảy rất tốt.
Lá ngải cứu
25. Lá rau sam
Lá rau sam được xem là vị thuốc trường thọ trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền Trung Quốc. Lá rau sam dùng để điều trị các bệnh sốt, tiêu chảy, mụn nhọt cơ thể.
Bên cạnh đó, việc sử dụng lá rau sam còn giúp làm dịu các cơn đau rát và ngứa ngáy ở trẻ, đồng thời đẩy nhanh quá trình phục hồi các tổn thương. Không những thế, rau sam còn giúp trị mụn nhọt ở trẻ vô cùng hiệu quả.
Cách thực hiện: Đun nước lá rau sam khô với nước sôi trong 10 phút. Hòa nước lá rau sam với nước ấm rồi tắm cho trẻ.
Lá rau sam
Một số lưu ý khi dùng lá tắm cho trẻ sơ sinh
Khi sử dụng lá tắm cho trẻ sơ sinh, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây để đảm bảo an toàn cho da của trẻ cũng như đạt được hiệu quả tốt nhất:
- Cần rửa sạch lá tắm để loại bỏ bớt những bụi bẩn, vi khuẩn, thuốc trừ sâu có trong lá.
- Khi nấu lá để tắm cho bé, chỉ nên giữ lại phần nước để tắm và loại bỏ đi bả lá.
- Trước khi tắm bằng nước lá, các mẹ hãy tắm cho bé bằng nước ấm trước để loại bỏ bớt những bã nhờn trên da. Song song đó, sau khi tắm xong bằng nước lá, mẹ cũng cần cho bé tắm lại bằng nước ấm để loại bỏ những cặn lá còn bám trên da.
- Khi da của bé bị trầy xước, sưng mủ, tuyệt đối không nên tắm nước lá cho trẻ.