Viêm đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Do sức đề kháng suy yếu nên hệ tiết niệu của bà bầu có thể bị nhiễm khuẩn.
Nguy cơ khi phụ nữ mang thai bị viêm đường tiết niệu
Trong quá trình mang thai, do sức đề kháng suy yếu nên bất cứ bộ phận nào trong hệ tiết niệu của bà bầu đều có thể bị nhiễm khuẩn.
Các bạn nữ có đường tiết niệu ngắn và gần với hậu môn, các bệnh viêm nhiễm dễ lây lan đến vùng lân cận là lý do các bạn nữ dễ bị viêm nhiễm hơn nam.
Trong lúc mang thai, các hormone sản sinh ở cơ thể nữ giới sẽ khiến các cơ ở niệu quản giãn ra, thời gian tiểu kéo dài hơn giúp vi khuẩn dễ xâm nhập và niệu đạo. Cùng với sự phát triển của thai, thai lớn dần lên và chèn ép bàng quang của thai phụ, bàng quang dễ ứ đọng nước tiểu là môi trường dễ bị viêm nhiễm do vi khuẩn và nấm. Đây chính là nguyên nhân mà các bà mẹ đang mang thai, đặc biệt về sau thai kỳ dễ bị viêm nhiễm ở đường tiết niệu.
>> Tham khảo:
Giáo trình Rèn tự ngủ và sinh hoạt cho trẻ sơ sinh
Hướng dẫn cách chọn mua quần áo cho trẻ sơ sinh
Triệu chứng của viêm đường tiết niệu
Triệu chứng của viêm đường tiết niệu chủ yếu là đi tiểu khó, rất hay buồn tiểu nhưng mỗi lần đi lại ra rất ít, tiểu buốt, đau rát, bệnh nặng có thể tiểu ra máu. Người bệnh thường bị đau, căng ở bàng quang, khó chịu vùng bụng dưới, cảm giác mệt mỏi, bứt rứt. Nước tiểu ở người bệnh thường đục và có màu hồng (máu lẫn trong nước tiểu).
Nếu người bệnh còn xuất hiện thêm các triệu chứng đau lưng, buồn nôn, sốt thì có thể vi khuẩn đã vào thận rất nguy hiểm, có thể gây ra các bệnh về thận như viêm thận, suy thận... Lúc này bệnh nhân cần lập tức tới bệnh viện để khám, xét nghiệm và xử lý kịp thời.
Những ảnh hưởng của bệnh viêm đường tiết niệu đến người mẹ
Gây viêm nhiễm ở các cơ quan khác của cơ quan tiết niệu như thận, bàng quang, niệu quản,…
Viêm nhiễm lâu ngày ở ống niệu đạo có thể để lại những vết sẹo và gây hẹp niệu đạo.
Tình trạng nhiễm khuẩn ở các bộ phận khác của cơ quan tiết niệu có thể gây các biến chứng nguy hiểm: áp xe thận, nhiễm trùng máu, suy thận cấp,… đặc biệt là gây bể thận cấp.
Có thể xảy ra hiện tượng giật tiền sản và tán huyết cho người mẹ.
>> Tham khảo thêm:
Cách chữa ho và nghẹt mũi khi mang thai an toàn, hiệu quả
Những ảnh hưởng của bệnh viêm đường tiết niệu đến thai nhi
Người mẹ trong quá trình mang thai bị nhiễm trùng nước tiểu có thể gây nhiễm trùng sơ sinh cho trẻ. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu cũng có thể dẫn đến hiện tượng sinh non hoặc gây thai chết trong tử cung.
Cách phòng bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai
Để phòng tránh và phát hiện viêm đường tiết niệu sớm nhất, phụ nữ mang thai cần thường xuyên kiểm tra nước tiểu trong mỗi lần khám thai.
Người mẹ cũng nên bổ sung nhiều nước hơn so với bình thường, sử dụng thêm các loại nước ép trái cây chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe và có tác dụng lợi tiểu. Lượng nước cần thiết bà bầu dung nạp vào cơ thể trong quá trình mang thai là khoảng 1,5-2 lít mỗi ngày.
>> Tham khảo thêm:
Mẹ bầu cần làm gì khi thai nhi nấc cụt?
Rạn da khi mang thai – Cách phòng ngừa và điều trị
Khi muốn đi tiểu, cần đi ngay. Tuyệt đối không nín tiểu vì sẽ gây ứ đọng nước tiểu làm ảnh hưởng đến thận, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển, gây nguy hiểm cho đường tiết niệu.
Bà bầu cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể, vệ sinh đúng cách để ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và trú ngụ. Nên làm sạch vùng kín và hậu môn bằng nước sạch sau mỗi lần vệ sinh.
Mặc đồ lót thoáng mát với kích cỡ phù hợp. Đồ lót đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vùng kín khỏi tình trạng nhiễm khuẩn và nhiều tổn thương khác. Sử dụng đồ lót với kích cỡ phù hợp giúp bạn cảm thấy thoải mái, và sử dụng chất liệu thoáng mát để tăng khả năng thấm mồ hôi, tránh tạo môi trường ẩm mốc tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm sinh sôi và phát triển.
Duy trì chế độ ăn uống khoa học để duy trì trạng thái thể chất tốt nhất trong kỳ mang thai, ăn đầy đủ lượng rau xanh cần thiết để tăng đề kháng, bổ sung sữa chua vào thực đơn hằng ngày để tăng cường lợi khuẩn và cân bằng độ pH, cân bằng các thức ăn hằng ngày với lượng vitamin E cao để bổ sung chất nhờn ở âm đạo như đậu phộng, vừng,…
>> Tham khảo thêm: Review kinh nghiệm các bước sinh mổ
Biện pháp điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai
Nếu chẳng may bà bầu mắc bệnh, đối với các thể nhẹ như nhiễm khuẩn đường tiết niệu hay viêm bàng quang, bà bầu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ bằng việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh có kháng phổ rộng, nitrofurantoin, nibiol, ampicillin,… thuộc nhóm beta - lactam được chỉ định điều trị cho phụ nữ mang thai. Các trường hợp viêm nhiễm nặng có thể truyền dịch và nghỉ ngơi theo dõi tại bệnh viện.
Hồi mang thai đến tuần 32, xét nghiệm bạch cầu trong nước tiểu của Đậu tăng từ 75 (mức bình thường) lên 500. Bác sĩ kết luận Đậu bị viêm đường tiết niệu và đã kê đơn kháng sinh (ảnh dưới). Bên cạnh việc uống thuốc, ngày nào Đậu cũng hì hục uống thật nhiều nước, lên tới 3 lít mỗi ngày, bao gồm cả sữa tươi, nước dừa, nước cam... Dù uống nhiều nước thì đi tiểu càng nhiều nhưng vẫn phải cố các mom ạ. Và đến tuần thai thứ 36 đi khám lại thì bạch cầu của Đậu đã trở về bình thường.
Nếu trong thai kỳ có gặp vấn đề gì thì các mom đừng hoang mang hay lo lắng quá, mà nên chọn 1 bác sĩ có chuyên môn giỏi để được tư vấn hợp lý nhất nha.
Nếu có vướng mắc khó khăn hãy tham gia Group Con Ngoan Khỏe, Mẹ Hạnh Phúc để trao đổi, thảo luận thêm thông tin hữu ích với cộng đồng các mẹ bầu bí và bỉm sữa trong quá trình làm mẹ nhé.
Theo dõi Page Lần đầu làm mẹ để đọc thêm các bài viết hàng ngày.