Nhiều mẹ bầu có thể cảm nhận được thai nhi nấc cụt. Hiện tượng nấc cụt ở thai nhi thường làm mẹ lo lắng. Vậy em bé nấc cụt trong bụng mẹ có sao không? Mẹ phải làm gì khi thai nhi bị nấc cụt?
Thai nhi nấc cụt như thế nào?
Nếu bạn cảm nhận được cú giật đều (giống như đồng hồ tích tắc) hoặc giống những tiếng gõ đều phát ra từ bên trong bụng dưới thì cũng đừng quá lo bởi đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi bị nấc. Thực tế, em bé trong bụng bị nấc là một hiện tượng bình thường và không đáng lo như nhiều người vẫn nghĩ. Thậm chí, đây còn là dấu hiệu cho thấy hệ hô hấp của bé đang phát triển khỏe mạnh.
>> Tham khảo:
Giáo trình Rèn tự ngủ và sinh hoạt cho trẻ sơ sinh
Thai nhi nấc cụt ở tuần thứ mấy?
Hiện tượng em bé nấc trong bụng mẹ diễn ra khi hệ thần kinh trung ương của bé đã phát triển hoàn toàn để sẵn sàng cho việc thở. Thực tế, thai nhi có thể bị nấc cụt từ rất sớm, ở giai đoạn đầu của thai kỳ (khoảng tuần thứ 9) nhưng chưa có bằng chứng nào chứng minh điều này vì lúc ấy bào thai còn quá nhỏ. Mãi cho đến cuối quý 2, đầu quý 3 của thai kỳ, bạn mới cảm nhận được điều này rõ ràng.
Thai nhi bị nấc trong bụng mẹ có sao không?
Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân chủ yếu khiến bé bị nấc là do bé chưa cân bằng được nhịp nuốt và thở. Khi nuốt (hay thở), thai nhi hít vào (hoặc đẩy ra) một ít nước ối. Quá trình này khiến cơ hoành co thắt, dẫn tới nấc. Tuy nhiên, bạn hãy yên tâm, cũng giống như hiện tượng thai máy, hiện tượng thai nhi bị nấc trong bụng mẹ là hoàn toàn bình thường. Hiện tượng bé nấc không đều cũng không phải điều đáng lo. Một số bé sơ sinh có khá nhiều cơn nấc mỗi ngày cũng không có nghĩa là có vấn đề với thai kỳ của bạn.
Mẹ bầu cần làm gì khi thai nhi nấc cụt?
– Mẹ nên xây dựng và duy trì cho mình một chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi thường xuyên.
– Khi thai nhi nấc cụt, mẹ bầu có thể thử thay đổi tư thế. Ví dụ: từ nằm thẳng chuyển sang nằm nghiêng, hoặc đứng dậy đi lại nhẹ nhàng một chút. Việc thay đổi tư thế của mẹ có thể giúp thai dễ chịu hơn và giảm bị hiện tượng nấc cụt.
Theo dõi Page Lần đầu làm mẹ để đọc thêm các bài viết hàng ngày.
Tham gia Group Con Ngoan Khỏe, Mẹ Hạnh Phúc để trao đổi, thảo luận thêm thông tin hữu ích với cộng đồng các mẹ bầu bí và bỉm sữa trong quá trình làm mẹ nhé.