Khám thai định kỳ giúp thai phụ theo dõi sức khỏe của mẹ và bé, đồng thời xử lý kịp thời các bất thường xảy ra. Dưới đây là các mốc khám thai định kỳ trong suốt thai kỳ mẹ bầu cần nhớ và đi khám đầy đủ.
Nhiều mẹ bầu không nắm được lịch đi khám, thời gian cần tiêm uốn ván, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ...ghê. Chia sẻ với mọi người lịch khám cụ thể trong suốt thai kỳ nha:
-
Khám thai lần 1: sau khi chậm kinh 10-14 ngày:
- Siêu âm thai 2D: theo dõi xem có bầu chưa, thai đã vào tử cung chưa.
-
Khám thai lần 2: thai 6-8 tuần
- Siêu âm thai 2D. Xác định có tim thai chưa.
>> Tham khảo:
Giáo trình Rèn tự ngủ và sinh hoạt cho trẻ sơ sinh
-
Khám thai lần 3: Thai 11 - 13 tuần
- Siêu âm thai hình thái tuần 12 ( Siêu âm thai 5D phát hiện dị tật thai nhi)
- Tổng phân tích nước tiểu (Bằng máy tự động )
- Double test
- Xét nghiệm công thức máu
- Xét nghiệm Rubella IgG và IgM
- Xét nghiệm Toxoplasma IgG và IgM
- Xét nghiệm CMV IgG và IgM
- Xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán giang mai ( VDRL )
>> Tham khảo:
Hướng dẫn cách chọn mua quần áo cho trẻ sơ sinh
-
Khám thai lần 4: Thai 16 - 18 tuần
- Siêu âm thai hình thái tuần 16 (Siêu âm thai 5D phát hiện dị tật thai nhi)
- Triple test (nếu chưa làm Double test )
- Tổng phân tích nước tiểu (Bằng máy tự động )
-
Khám thai lần 5: Thai 21 - 23 tuần
- Siêu âm thai hình thái tuần 22 (Siêu âm thai 5D phát hiện dị tật thai nhi)
- Tổng phân tích nước tiểu ( Bằng máy tự động )
- Tiêm uốn ván mũi 1
-
Khám thai lần 6: Thai 24 - 26 tuần
- Siêu âm thai 2D
- Tổng phân tích nước tiểu ( Bằng máy tự động )
- Xét nghiệm công thức máu
- Nghiệm pháp đường huyết (xét nghiệm tiểu đường thai kỳ)
- Tiêm uốn ván mũi 2
>> Tham khảo:
Rạn da khi mang thai – Cách phòng ngừa và điều trị
Review kinh nghiệm các bước sinh mổ
-
Khám thai lần 7: Thai 27 - 28 tuần
- Siêu âm thai 2D
- Tổng phân tích nước tiểu ( Bằng máy tự động )
-
Khám thai lần 8: Thai 31 - 32 tuần
- Siêu âm thai hình thái tuần 32 (Siêu âm thai 5D phát hiện dị tật thai nhi)
- Tổng phân tích nước tiểu (Bằng máy tự động)
-
Khám thai lần 9: Thai 35 - 36 tuần
Chú ý:
- Nhịn ăn sáng trước khi đi khám.
- Mang theo sổ hộ khẩu photo để kẹp vào hồ sơ sinh (Hộ khẩu photo cả quyển)
- Siêu âm thai 2D
- Xét nghiệm huyết học:
Xét nghiệm nhóm máu của mẹ ( Rh,ABO )
Xét nghiệm công thức máu ( bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu )
Xét nghiệm đông máu cơ bản ( APTT , PT và Fibrinogen )
Xét nghiệm men gan ( GOT, GPT )
Xét nghiệm đường huyết (glucose)
Ure
Creatinin
Điện tim đồ
Điện giải đồ ( Na, Cl, K)
- Xét nghiệm miễn dịch:
Xét nghiệm chuẩn đoán viêm gan B(HBsAg và anti HCV)
Xét nghiệm HIV
Soi dịch tươi âm đạo và nuôi cấy dịch âm đạo tìm liên cầu B
- Tổng phân tích nước tiểu ( Bằng máy tự động).
>> Tham khảo thêm:
Review các loại kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh
Hướng dẫn dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh
-
Khám thai lần 10: Thai 36 - 37 tuần
- Siêu âm thai 2D
-
Khám thai lần 11: Thai 37 - 38 tuần
- Siêu âm thai 2D
- Theo dõi máy monitoring sản khoa
- Tổng phân tích nước tiểu (Bằng máy tự động)
-
Khám thai lần 12: Thai 38 - 39 tuần
- Siêu âm thai 2D
- Theo dõi máy monitoring sản khoa
- Tổng phân tích nước tiểu (Bằng máy tự động)
13: Khám thai lần 13: Thai 39 - 40 tuần
- Siêu âm thai 2D
- Theo dõi máy monitoring sản khoa
- Khám với bác sĩ gây mê ( đối với sinh mổ, khám trước mổ 1 ngày )
>> Tham khảo: Các mốc khám thai quan trọng không thể bỏ qua
Ăn gì để khi bầu vào con chứ không mập mẹ
Hy vọng bài viết đem lại thông tin hữu ích cho các mẹ nha.
Theo dõi Page Lần đầu làm mẹ để đọc thêm các bài viết hàng ngày.
Tham gia Group Con Ngoan Khỏe, Mẹ Hạnh Phúc để trao đổi, thảo luận thêm thông tin hữu ích với cộng đồng các mẹ bầu bí và bỉm sữa trong quá trình làm mẹ nhé.