Press ESC to close

Những triệu chứng khó chịu thường gặp trong quá trình mang thai

Thai phụ sẽ trải qua nhiều triệu chứng khó chịu và mệt mỏi khi mang thai. Một vài dấu hiệu chỉ thoáng qua và xảy ra trong những tuần đầu, một số khác kéo dài hơn và xuất hiện gần thời điểm sinh. Những triệu chứng khó chịu sau là bình thường khi mang thai.

Nhiều nàng khi mang thai lần đầu không biết những triệu chứng mà mình gặp có phải là bình thường không hay có vấn đề. Sau đây là những triệu chứng được xem là bình thường của thai kỳ.

1. Thay đổi bầu ngực

Hầu hết phụ nữ mang thai sẽ nhận thấy ngực tăng kích thước do các tuyến sữa và mô mỡ phát triển, gây ra tình trạng căng tức, đặc biệt là trong mấy tuần đầu thai kỳ. Các tĩnh mạch có màu xanh cũng có thể xuất hiện khi lượng máu tăng lên. Núm vú có thể bị sẫm màu. Sau mấy tuần đầu thai kỳ, ngực sẽ hết đau và trở về bình thường. Đến mấy tháng cuối mang thai, đôi khi ngực lại chảy ra một chất lỏng đặc gọi là sữa non. Tất cả những thay đổi này đều là bình thường khi mang thai.

>> Tham khảo:

Giáo trình rèn sữa cho con

Giáo trình Rèn tự ngủ và sinh hoạt cho trẻ sơ sinh

Hướng dẫn cách chọn mua quần áo cho trẻ sơ sinh

2. Lúc nào cũng thấy nóng hơn người bình thường

Khi mang thai, trao đổi chất của cơ thể người mẹ tăng lên để cung cấp oxy, dinh dưỡng cho cả mẹ và em bé trong bụng. Do đó lúc nào các nàng cũng thấy nóng là điều hoàn toàn bình thường. Giiải pháp là mặc đồ có chất liệu mát mẻ thoáng khí, ngồi quạt, điều hoà...

3. Đi tiểu liên tục

Do thai chèn vào bàng quang nên khiến mẹ cảm thấy buồn tiểu liên tục. Nhiều người sau vài tháng đầu sẽ đỡ, nhưng cũng có những người bị vậy suốt thai kỳ, đến khi sinh xong mới hết. Thậm chí ban đêm có những nàng phải dậy đi tiểu 4-5 lần mất cả ngủ. Nhưng dù vậy thì các nàng vẫn phải chăm chỉ uống nước nha. Nhiều nàng sợ đi tiểu nhiều lại nhịn uống nước hoặc nhịn tiểu rất nguy hiểm, dẫn đến cạn ối, viêm đường tiết niệu... rất nguy hiểm cho thai nhi.

>> Tham khảo: Các vitamin nên uống sau khi sinh

4. Chân bị phù

Những tháng cuối thai kỳ, chân các mẹ thường sưng to hơn, đặc biệt là bắp và bàn chân. Điều này hết sức bình thường, sinh xong sẽ hết. Để chân không bị phù nặng thì các nàng cần tích cực uống nước, khi nằm thì gác chân lên cao.

5. Mũi bị nở

Hiện tượng này thường xảy ra đối với các nàng bầu con trai. Nếu các nàng chăm chỉ uống nước nhiều thì mũi sẽ đỡ nở hơn, còn không thì cũng chấp nhận thôi vì sinh xong sẽ hết thôi các nàng.

6. Chuột rút

Rất nhiều nàng khi mang thai bị chuột rút, nhất là những tháng cuối thai kỳ, có khi đang ngủ thì bị chuột rút căng cứng chân luôn, nguyên nhân là do các mom bị thiếu canxi đó. Muốn khắc phục tình trạng này thì những tháng cuối thai kỳ, các nàng nên tăng hàm lượng canxi bổ sung, ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như sữa tươi, trứng gà, hải sản.

>> Tham khảo: Các vitamin cần bổ sung khi mang thai

Đậu cả thai kỳ rất ít khi bị chuột rút, vì Đậu uống vitamin bầu tổng hợp Prenatal từ khi lấy chồng để chuẩn bị sức khoẻ tốt nhất, và uống liên tục đến khi sinh bé. Trong vitamin bầu tổng hợp Prenatal có cả canxi và gần 20 loại vitamin khác nữa. Ngoài ra khi thai được 12 tuần, Đậu uống thêm viên canxi vì hàm lượng canxi trong vitamin bầu tổng hợp lúc đó không đủ cung cấp cho 2 mẹ con. Đồng thời, Đậu còn bổ sung canxi qua thức ăn hàng ngày: mỗi ngày 500-600ml sữa tươi, 1 quả trứng, ăn hải sản (cua, ghẹ) hàng tuần.

7. Ợ nóng hoặc khó tiêu

Chứng ợ nóng là cảm giác nóng rát bắt đầu trong dạ dày và gần như dâng lên đến cổ họng. Khi mang thai, việc thay đổi nồng độ hormone làm chậm hệ tiêu hóa, suy yếu cơ thắt dạ dày và tử cung, có thể gây tắc nghẽn dạ dày. Chính những yếu tố này đã đẩy axit dạ dày lên cao.

Để khắc phục tình trạng này, các nàng hãy:

  • Ăn chậm và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa lớn;
  • Uống nước hoặc sữa ấm;
  • Tránh đồ chiên, cay, hoặc ăn quá nhiều những món khó tiêu;
  • Không nằm xuống ngay sau khi ăn để ngăn axit dạ dày trào lên cổ họng;
  • Không trộn thực phẩm béo và đồ ngọt trong một bữa ăn.

8. Táo bón, trĩ

Khi bầu bất cứ ai cũng bị táo bón, tuỳ mức độ nặng nhẹ thôi, thậm chí sau sinh cũng bị nếu các nàng không có chế độ ăn uống phù hợp. Nếu để bị táo bón nặng và lâu ngày thì sẽ dẫn đến bị trĩ đó các nàng.

Để khắc phục tình trạng này thì các nàng tăng ăn rau và trái cây (khoảng 500g mỗi ngày), ăn sữa chua hàng ngày, giảm tinh bột. Nếu có lỡ bị táo bón thì bổ sung ngay chuối, khoai lang chèn vô thực đơn, sẽ hết táo bón ngay trong thời gian ngắn.

>> Tham khảo: Cách ăn uống khi mang thai để vào con không vào mẹ.

9. Chảy máu và sưng nướu

Khi mang thai thì sức đề kháng của cơ thể người mẹ sẽ giảm đi, do đó mà cũng dễ gặp các vấn đề về răng lợi hơn. Nàng nào có vấn đề về răng như răng khôn, răng sâu...thì nên xử lý ngay trước khi bầu nha. Hàng ngày các nàng nhớ đánh răng 2-3 lần sau khi ăn, súc miệng nước muối để giảm nguy cơ bị viêm nhé.

10. Chóng mặt, choáng váng

Đây là hiện tượng dễ gặp do thiếu máu. Nên đến khi mang thai được 12 tuần, các nàng nhớ làm xét nghiệm xem có thiếu máu không thì bổ sung thêm viên sắt nhé. Vitamin bầu tổng hợp Prenatal cũng có sắt rồi nhưng nhiều khi hàm lượng không đủ vẫn cần bổ sung thêm đó. Ngoài ra thì các nàng bổ sung qua thức ăn chứa nhiều sắt như thịt bò nè.

>> Tham khảo: Có nên bổ sung canxi và sắt sớm khi mang thai.

11. Khó ngủ

Bụng to ì ạch, khó xoay mình khiến ban đêm các nàng cũng khó ngủ hơn. Để dễ chịu hơn thì các nàng nên dùng gối bầu kê bụng và lưng, sẽ thoải mái và dễ ngủ hơn đó.

>> Tham khảo: Nên lựa chọn gối bầu chữ U hay cánh tiên?

12. Tiết dịch âm đạo

Khi mang thai dịch âm đạo cũng tiết nhiều hơn. Nhưng các nàng chú ý phân biệt dịch âm đạo với nấm nhé. Dịch âm đạo thì có màu trắng trong không mùi, còn nếu nhiễm nấm thì sẽ tiết ra lợn cợn như bã đậu, mùi hôi khó chịu, ngứa. Nếu bị nhiễm nấm candida như vậy thì các nàng nên đi khám phụ khoa, bác sĩ cho thuốc đặt vài ngày sẽ hết.

13. Ngứa bụng và ngực, rạn da

Vết rạn da là mô sẹo hình thành khi độ đàn hồi bình thường của da không đủ cho sự kéo căng của việc tăng cân trong thai kỳ. Vết rạn thường xuất hiện ở bụng, ngực, mông hoặc đùi, trước khi rạn các nàng thường có hiện tượng ngứa vùng da đó.

Để hạn chế việc rạn da và làm mờ vết rạn nhanh sau sinh, các nàng cần thoa kem dưỡng ngăn ngừa và trị rạn da Palmer ngay từ khi mang thai để tăng cường độ ẩm và tăng đàn hồi cho da. Nếu bôi càng sớm càng giúp hạn chế tối đa vết rạn xuất hiện, phòng ngừa vẫn hơn chữa trị đúng không các nàng.

>> Tham khảo: Cách phòng ngừa và trị rạn da, trị ngứa bụng, ngực khi mang thai

13. Đau háng

Những tháng cuối thai kì, mẹ sẽ cảm thấy đau háng, đi lại khó khăn hơn do thai tụt xuống thấp dần để chuẩn bị chào đời. Hiện tượng này sinh xong sẽ hết nên các mẹ đừng lo lắng nha.

Theo dõi Page Lần đầu làm mẹ để đọc thêm các bài viết hàng ngày.

Tham gia Group Con Ngoan Khỏe, Mẹ Hạnh Phúc để trao đổi, thảo luận thêm thông tin hữu ích với cộng đồng các mẹ bầu bí và bỉm sữa trong quá trình làm mẹ nhé.

Bedauplace

Bedauplace

Bedauplace - Hành trình chăm sóc bé từ những năm đầu đời với kiến thức đa dạng về dinh dưỡng, giấc ngủ, vận động và học ngoại ngữ. Khám phá cùng chúng tôi và trải nghiệm mua sắm chất lượng với các sản phẩm chính hãng, đảm bảo sự phát triển vững chắc cho bé yêu của bạn.

Bình luận (3)

wave
  • John Doe

    John Doe

    Jan 08, 2021 14:41 pm

    Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Etiam vitae odio ut tortor fringilla cursus sed quis odio.

    Reply
  • John Doe

    Helen Doe

    Jan 08, 2021 14:41 pm

    Maecenas tempus, tellus eget condimentum rhoncus, sem quam semper libero, sit amet adipiscing sem neque sed ipsum.

    Reply
  • John Doe

    Anna Doe

    Jan 08, 2021 14:41 pm

    Cras ultricies mi eu turpis hendrerit fringilla. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia.

    Reply

Viết bình luận

wave