Cẩm nang mẹ và bé
Việc ăn uống khi mang thai rất quan trọng vì đây là thời kỳ hình thành cơ thể, não bộ thai nhi. Để giúp con khỏe mạnh, phát triển tốt, thông minh ngay từ trong bụng mẹ, ngoài việc ăn uống, mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ các loại vitamin tổng hợp, sắt, canxi, DHA.
Rạn da là do da không kịp đàn hồi so với tốc độ tăng cân khi mẹ mang thai. Để phòng chống và chữa rạn da, mẹ cần dùng kem để tăng độ ẩm và đàn hồi cho da.
Có 4 mốc quan trọng để siêu âm phát hiện dị tật thai nhi mà các mẹ không thể bỏ qua là các tuần thai: 12, 18, 22, 32. Các mốc này mẹ cần siêu âm 4D hoặc 5D để phát hiện sớm dị tật thai nhi.
Giới thiệu với các mẹ bầu một số địa chỉ mua sắm quần áo, váy bầu, gối bầu khá rẻ, chất liệu vải mát mẻ. Các mẹ có thể mua online ship toàn quốc nhé.
Không nên bổ sung sắt và canxi sớm ngay ở giai đoạn đầu mang thai vì nếu thừa sắt và canxi cũng rất nguy hiểm, ảnh hưởng nặng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Trong suốt quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày (40 tuần thai), mẹ nên đi khám đều đặn theo 13 mốc khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của bé, đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh và an toàn.
Khi bị dư nước ối, mẹ bầu cần hạn chế ăn uống các loại rau, quả nhiều nước, bổ sung nhiều chất xơ, uống đồ lợi tiểu.
Khi bị thiếu nước ối, mẹ nên uống nhiều nước ấm, ăn nhiều rau củ trái cây có tác dụng bổ sung nước ối, hạn chế ăn uống những đồ lợi tiểu.
Để khi mang thai mẹ không tăng cân nhiều, con vẫn tăng trưởng tốt (dinh dưỡng tập trung cho sự phát triển của con chứ không tăng nhiều vào mẹ) thì mẹ cần chú ý đến ăn uống: lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe, hạn chế ăn nhiều đường và tinh bột, ăn nhiều thực phẩm chứa sắt và canxi.
Nếu bạn cảm nhận được cú giật đều giống như đồng hồ tích tắc phát ra từ bên trong bụng dưới thì đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi bị nấc. Khi thai nhi bị nấc, mẹ nên thay đổi tư thế hoặc đứng dậy đi lại một chút sẽ hết.
Nguyên nhân bé bị nổi nốt xung quanh miệng có thể là do tuyến nước bọt. Khi bé đến giai đoạn thường xuyên phun mưa, thổi phì phì, hoặc đưa ngón tay vào miệng mút, quanh miệng bé thường xuyên ẩm ướt nước bọt dẫn đến tình trạng mẩn nốt quanh miệng. Mẹ hãy thường xuyên dùng khăn ướt sạch lau khô nước bọt cho bé thì tình trạng mẩn nốt sẽ giảm.
Các triệu chứng dị ứng đạm bòcó thể xuất hiện ngay sau khi trẻ uống sữa (trong vòng 2 giờ) gọi là phản ứng dị ứng nhanh, hoặc muộn hơn (trên 48 giờ) được gọi là phản ứng dị ứng chậm. Trẻ dị ứng đạm sữa bò có thể sẽ có một số biểu hiện trong những tuần đầu tiên ngay khi tiếp xúc với đạm sữa bò như:
- Viêm da cơ địa
- Sưng môi và mi mắt (phù mạch)
- Nổi mề đay, phát ban (không liên quan đến việc nhiễm trùng cấp, thuốc hay nguyên nhân nào khác)
- Sổ mũi, khò khè, ho kéo dài (không liên quan đến tình trạng nhiễm trùng)
- Thường xuyên trào ngược và nôn ói
- Tiêu chảy/bón, chướng bụng. Có thể đi tiêu phân lỏng, có máu trong phân
- Cơ thể thiếu máu thiếu sắt
- Mệt mỏi kéo dài hay đau quặn (cơn colic/khóc dạ đề) >3 giờ mỗi ngày ít nhất 3 ngày trong 1 tuần kéo dài trên 3 tuần
Các nước tiên tiến đã nghiên cứu và đưa ra khuyến cáo không nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh vì điều này khiến da em bé phải chịu tác động quang học không tốt của các tia cực tím trong khi làn da trẻ còn quá mỏng manh nên sẽ dễ bị tổn thương và tăng nguy cơ ung thư da.
Tìm hiểu thêm:
Bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh như thế nào?
Top 13 Vitamin D3 cho trẻ sơ sinh tốt nhất được các mẹ tin dùng