Bé khóc dạ đề ban đêm suốt 3 tháng đầu đời, bé đang ăn thì đẩy bình sữa ra khóc, bé đang ngủ thì khóc thét dữ dội… đều vì 1 nguyên nhân là bé bị đầy hơi. Ba mẹ cần vỗ ợ hơi sau mỗi lần ăn để giúp con giảm đầy hơi, ăn khỏe ngủ sâu hơn.
Nhiều mẹ cho con ti đêm và ngủ luôn, dẫn đến việc con quấy khóc cả đêm, cả mẹ và con đều mệt phờ vì chuỗi ăn – ngủ không hiệu quả. Đây là kiến thức quan trọng nên các mẹ bầu hay bỉm sữa cần nắm được nha.
Vì sao bé sơ sinh bị đầy hơi?
- Khi mới chào đời, các chức năng tiêu hóa của cơ thể bé còn chưa hoàn thiện, cơ chế lưu thông khí còn kém, do đó khi ăn, khóc, thì con cũng sẽ nuốt phải hơi, và con cần sự trợ giúp của ba mẹ để đẩy lượng hơi thừa này ra ngoài.
- Enzyme trong dạ dày kết hợp với sữa cũng sản sinh ra hơi trong dạ dày trong quá trình tiêu hoá.
>> Tham khảo:
Giáo trình Rèn tự ngủ và sinh hoạt cho trẻ sơ sinh
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo tiêu chuẩn WHO
Biểu hiện bé bị đầy hơi
- Con đang ăn bỗng đẩy bình/ nhả ti khóc, hoặc ngậm chặt miệng ngoảnh mặt đi từ chối ăn.
- Khi bé đang ngủ ngon (sau khi ngủ 30 – 45 phút hoặc 1,5 – 2 tiếng) mà tự dưng co chân lên cao, gồng lưng, đầu hơi muốn nhấc lên, mặt đỏ hoặc nhăn khó chịu, khóc ré lên.
Lưu ý: Việc con ngủ không sâu giấc, ngủ tí thì dậy khóc phần lớn là do con bị đấy hơi chứ không phải do thiếu canxi, kẽm, sắt... Trẻ sơ sinh chỉ cần bổ sung duy nhất Vitamin D3 hàng ngày.
>> Tham khảo: Các vitamin cần bổ sung cho trẻ em.
Hậu quả khi bé bị đầy hơi
- Đầy hơi là 1 trong những nguyên nhân quan trọng khiến con cực kì đau đớn và không thể ngủ được, quấy khóc dữ dội.
- Nhiều bé biếng ăn thậm chí là bỏ ăn cũng do nguyên nhân đầy hơi. Đậu cũng nhiều lần bị đầy hơi, bụng căng tức như quả bom rất khó chịu. Vậy thì với con bé bỏng, cảm giác ấy còn đau đớn gấp nhiều lần. Và khi bụng căng chướng với đầy những bong bóng hơi, thì con không còn cảm thấy đói được nữa, hoặc chỉ ăn 1 chút sữa thôi cũng khiến con cảm thấy đau đớn hơn.
Cần thực hiện vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh khi nào, cách vỗ ra sao?
Vỗ ợ hơi cần thực hiện sau khi con ăn xong.
>> Tham khảo: Trẻ sơ sinh ngậm ti giả có tốt không? Khi nào nên cho bé cai ti giả
Kỹ thuật vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh
- Mẹ ngồi lên ghế có tựa, ngả lưng ra sau ghế 1 chút để người con áp, dựa vào người mẹ, đầu con ngả vào vai mẹ. Có thể lót khăn sữa lên vai mẹ đề phòng khi con trào sữa ra.
- 1 tay mẹ đỡ mông con. Tay kia khum lại, các ngón tay áp sát nhau để khi vỗ tạo ra tiếng bộp bộp, con không đau.
- Vỗ từ giữa lưng lên đến vai hoặc vỗ ở 1 điểm giữa 2 vai. Lực vừa đủ, không vỗ quá nhẹ chẳng có tác dụng gì. Nhịp vỗ chậm. Nên nhìn đồng hồ để vỗ cho đủ thời gian vì cảm giác mình khi vỗ tưởng là rất lâu nhưng thực ra mới chỉ vài phút thôi ấy.
>> Tham khảo: Hiểu về sữa mẹ? Tại sao trẻ sơ sinh thường ngủ gật ngay sau khi bú 15 phút?
Một số lưu ý khi vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh
- Trong khi vỗ có thể con sẽ trào ra ít sữa qua miệng, đó cũng là bình thường vì bọt khí có thể đi kèm với sữa ra ngoài, nên nếu lượng sữa không nhiều thì các mom đừng quá lo lắng mà không vỗ cho con.
- Các mom có thể áp dụng bế vác và vỗ như này để dỗ khi con khóc, hoặc khi con bị nấc. Đảm bảo bé sẽ hết ngay vì nó làm bé dễ chịu hơn.
- Bỏ ngoài tai mấy cái quan niệm: con nhỏ thế bế vác sụ lưng hỏng cột sống, chỉ ẵm ngửa được thôi. Rồi con khóc dạ đề, con bị quở nên phải đi thắp hương, lấy cành dâu, con dao để ở giường... mong con nín khóc. Các quan niệm ấy là xưa rồi và khi nắm được kiến thức khoa học về chăm sóc con thì các mom sẽ hiểu chỉ có 1 giải pháp duy nhất là vỗ vỗ và vỗ thì con mới vui vẻ, ngủ ngon, ăn khoẻ được.
>> Tham khảo:
Hướng dẫn cách chọn mua quần áo cho trẻ sơ sinh
Khi nào nên đổi sữa cho bé? Cách đổi sữa cho bé tránh rối loạn tiêu hóa
- Gian nan nhất là tháng đầu tiên, con bị đầy hơi cực nhiều và vỗ rất lâu mới ợ. Qua 3 tháng thì nhiều bé sẽ tự ợ được khi biết lẫy hoặc bò. Vì vậy nên các cụ ngày xưa bảo con bị khóc dạ đề qua 3 tháng mới hết đó.
Đậu thấy tháng đầu con đầy hơi nhiều nhất, vỗ ợ cho con siêu vất vả. Con Đậu thường đầy hơi nhiều vào ban đêm, ngày thì đỡ hơn. Đêm cho con ăn, vỗ rã tay, đặt xuống con lại khóc, lại ôm con lên vỗ, khéo sag cả cữ ăn sau luôn. Hồi bé được 1 tháng, Đậu đưa đi khám thì bác sĩ Bệnh viện Nhi TW kê men vi sinh. Đậu thấy có tác dụng khá tốt, đêm bé không còn vật vã vì hơi nhiều, mà chuyển sang cữ đầu tiên ban ngày (cữ ngay sau khi uống thuốc), nhưng dù sao ngày mẹ vẫn đỡ mệt hơn là đêm thức trông con.
Đậu mua thuốc này ở viện Nhi TW, nhưng thấy các hiệu thuốc, cửa hàng đồ em bé, shopee mall cũng có, nên các mom tham khảo thêm xem. Uống men vi sinh vẫn phải vỗ ợ cho con như thường, nhưng Đậu thấy con ít bị đầy hơi hơn trước khi uống, vỗ ợ cho con đỡ vất vả hơn thôi.
Video hướng dẫn chi tiết kỹ thuật vỗ ợ hơi các mom xem tại đây nha.
>> Tham khảo:
Bế vác vỗ ợ hơi có làm sụ lưng, hỏng cột sống trẻ sơ sinh không?
Theo dõi Page Lần đầu làm mẹ để đọc thêm các bài viết hàng ngày.
Tham gia Group Con Ngoan Khỏe, Mẹ Hạnh Phúc để trao đổi, thảo luận thêm thông tin hữu ích với cộng đồng các mẹ bầu bí và bỉm sữa trong quá trình làm mẹ nhé.