Nhiều bé đang sinh hoạt theo lịch easy rất mượt, bỗng dưng dậy sớm hơn thường lệ, cứ tầm 4-5h sáng là khóc ré lên, ôm ru các kiểu đều không ngủ lại. Đây là hiện tượng REM sáng.
REM là gì?
Giấc ngủ của con người sẽ trải qua 1 chu kỳ liên tục, mỗi chu kỳ gồm 2 giai đoạn: ngủ sâu (NREM: Non-REM) và ngủ nông (REM: Rapid Eye Movement Sleep).
Trẻ sơ sinh có chu kỳ ngủ ngắn hơn nhiều so với người lớn: khoảng 45 phút (người lớn là khoảng 90 phút). Giấc ngủ của một em bé sơ sinh sẽ trải qua 20% NREM, và 80% ở trạng thái ngủ động REM. Ở mốc 3 tháng tuổi trở ra, nhiều bé ngủ với thời lượng ngủ sâu NREM tăng lên 50%, và 50% còn lại là REM.
Bé thường dễ tỉnh giấc khi ở giai đoạn REM. Tuy nhiên thời lượng ngủ REM lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp con tỉnh dậy khi đói mà không ngủ li bì đến quên ăn. Chu kỳ REM cũng là lúc não bộ nhân bản, con học làm chủ các giác quan và bộ phận cơ thể, học mút tay, học lẫy, bò, ngồi, đứng đi,… thậm chí cả học nói. Trẻ sơ sinh lớn lên khi ngủ, chính xác hơn là trong chu kỳ ngủ REM.
Giai đoạn 4h - 6h sáng là lúc các chu kỳ REM nối tiếp nhau liên tục, khiến bé dễ tỉnh giấc, hầu như bé nào cũng trải qua. Đây là hiện tượng REM sáng.
>> Tham khảo:
Giáo trình Rèn tự ngủ và sinh hoạt cho trẻ sơ sinh
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo tiêu chuẩn WHO
Cách khắc phục giúp bé vượt REM sáng thành công
- Trường hợp bé đang bước vào giai đoạn phát triển kĩ năng vượt trội (wonder week), để hạn chế bé học lúc ngủ thì các nàng tranh thủ khi bé thức để tương tác, hỗ trợ bé tập vận động, nhanh đạt được các kĩ năng đó.
>> Tham khảo thêm:
So sánh các phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến hiện nay
Cần cho trẻ sơ sinh uống vitamin gì để tăng cường sức đề kháng và phát triển tốt
- Trường hợp bé liên tục bị REM sáng vào giờ cố định trong vài ngày, các nàng hãy dậy sớm hơn giờ đó 30 phút, vỗ con nhẹ nhàng cho tới khi bạn thấy cơ thể con thả lỏng.
- Việc REM sáng cũng là 1 trong những biểu hiện cho thấy lịch sinh hoạt chưa phù hợp, bé cần áp dụng lịch sinh hoạt theo đúng tuần tuổi và phù hợp với sự phát triển của bé nhé.
- Trường hợp bé không tỉnh giấc thì đơn giản là bé đang ở trong chu kỳ ngủ động bình thường. Lúc này con không cần hỗ trợ, mẹ nên mặc kệ con.
>> Tham khảo thêm: Tại sao giấc ngủ đêm quan trọng với trẻ?
- Trường hợp bé khóc to, mẹ nên dùng nút chờ, đừng vội lao vào bế bé ngay.
Chúc các nàng áp dụng thành công.
Nếu có vướng mắc khó khăn hãy tham gia Group Con Ngoan Khỏe, Mẹ Hạnh Phúc để trao đổi, thảo luận thêm thông tin hữu ích với cộng đồng các mẹ bầu bí và bỉm sữa trong quá trình làm mẹ nhé.
Theo dõi Page Lần đầu làm mẹ để đọc thêm các bài viết hàng ngày.