Biếng ăn là chứng rối loạn dinh dưỡng thường gặp ở trẻ, gây ảnh hưởng xấu cho sự phát triển và thể chất của bé. Hãy cùng tìm hiểu một số biện pháp khắc phục chứng biếng ăn của trẻ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn
Trẻ được coi là biếng ăn khi có > 2 dấu hiệu dưới đây:
- Trẻ không chịu ăn hết khẩu phần hoặc bữa ăn kéo dài hơn 30 phút/bữa.
- Trẻ ăn ít hơn ½ khẩu phần ăn theo tuổi.
- Trẻ ngậm thức ăn trong miệng không chịu nuốt.
- Trẻ từ chối không chịu ăn, chạy trốn hoặc khóc lóc, gào thét khi thấy thức ăn.
- Trẻ nhìn thấy thức ăn là có phản ứng nôn ọe.
- Không tăng cân liên tục trong 3 tháng liền.
>> Tham khảo:
Giáo trình Rèn tự ngủ và sinh hoạt cho trẻ sơ sinh
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo tiêu chuẩn WHO
Thế nào là biếng ăn sinh lý?
Biếng ăn sinh lý là tình trạng trẻ đột nhiên chán ăn hoặc ăn ít hơn so với thường ngày. Thời gian biếng ăn sinh lý của trẻ thường diễn ra trong 1,2 ngày hoặc kéo dài đến 1-2 tuần tùy theo giai đoạn. Chúng có thể diễn ra nhiều lần hoặc lặp đi lặp lại trong suốt quá trình phát triển, biến đổi thể chất tự nhiên như: mới mọc răng, tập ăn dặm, tập lẫy, tập bò, tập nói, tập đi... Trẻ hiếu động, thích khám phá những điều mới lạ từ môi trường xung quanh, không chú ý đến ăn uống.
Biếng ăn sinh lý không để lại hậu quả nghiêm trọng. Đa phần sau khi cơ thể đã thích nghi được với các giai đoạn chuyển đổi, trẻ sẽ trở lại ăn uống bình thường.
>> Tham khảo thêm:
So sánh các phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến hiện nay
Cần cho trẻ sơ sinh uống vitamin gì để tăng cường sức đề kháng và phát triển tốt
Biếng ăn tâm lý là gì?
Biếng ăn tâm lý là một chứng rối loạn ăn uống phổ biến ở trẻ. Tình trạng này thường xuất phát từ tâm lý lo lắng, sợ hãi hoặc căng thẳng trước mỗi bữa ăn, khiến bé không muốn ăn mặc dù bữa ăn trước đã cách nhiều tiếng đồng hồ. Biếng ăn tâm lý thường được xác định khi đã loại trừ hết các khả năng trẻ biếng ăn do thay đổi sinh lý và do mắc bệnh. Tức là, trong khoảng thời gian này, trẻ không có bất kỳ thay đổi sinh lý nào như mọc răng, mới biết tập lẫy, tập bò,... và con đang hoàn toàn khỏe mạnh.
>> Tham khảo thêm: Wonder weeks là gì? Các tuần khủng hoảng Wonder Week của trẻ
Nguyên nhân trẻ biếng ăn tâm lý:
Tâm lý tiêu cực như lo lắng, sợ hãi, căng thẳng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến biếng ăn tâm lý. Vậy những cảm xúc như vậy bắt đầu từ đâu, dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:
- Do 2 bữa cữ ăn, cữ bú cách nhau quá gần khiến trẻ vẫn còn cảm giác no.
- Do tâm lý bố mẹ luôn sợ con ăn ít, dẫn đến tình trạng ép con ăn, dọa nạt con khiến trẻ hình thành tâm lý sợ ăn.
- Do món ăn nhàm chán, lặp đi lặp lại, không gây hứng thú cho trẻ.
Bố mẹ nên làm gì để cải thiện biếng ăn ở trẻ?
Khoảng cách giữa các bữa ăn phù hợp
Bố mẹ cần thiết kế giờ ăn của bé khoa học bởi vì:
- Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá gần: Bé sẽ chưa có cảm giác đói.
- Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa hoặc bố mẹ bỏ đói bé: Làm tình trạng biếng ăn thêm xấu đi do bé đã cảm thấy mệt.
>> Tham khảo:
Cluster feed – Cho bé ăn bổ sung – Cữ tích lũy
Các phản xạ, hiện tượng bình thường của trẻ sơ sinh
Áp dụng nguyên tắc 3 lần
Luôn giữ nguyên tắc mời con ăn tối đa 3 lần đối với trẻ sơ sinh đến vài tháng tuổi, và giảm dần số lần khi trẻ lớn hơn.
Chú ý thời gian cho mỗi bữa ăn
Dù bé có ăn ít đi chăng nữa thì bố mẹ cũng chỉ nên cho bữa ăn kéo dài trong 30 phút. Nhờ đó, bé không chỉ tránh được áp lực tâm lý mà còn kích thích khả năng tự điều chỉnh lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể của trẻ.
Không ép trẻ ăn
Ép trẻ ăn là thói quen của nhiều mẹ Việt, đặc biệt khi thấy con có dấu hiệu nhỏ con hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Ép trẻ ăn khiến bữa ăn của mẹ và trẻ giống như cuộc chiến và tình trạng sợ ăn của trẻ ngày càng cao hơn. Chưa kể, khi ép trẻ, trẻ vừa khóc vừa ăn có thể dẫn tới sặc cháo, thức ăn, cơm rất nguy hiểm như tắc đường thở.
>> Tham khảo: Trẻ sơ sinh ngậm ti giả có tốt không? Khi nào nên cho bé cai ti giả
Thay đổi thực đơn liên tục, trình bày đẹp, bắt mắt
Tôn trọng sở thích của bé bằng cách cho trẻ ăn món trẻ thích. Thường xuyên thay đổi cách chế biến để giúp trẻ ngon miệng. Trang trí, chuẩn bị món ăn có màu sắc rực rỡ, cắt thành nhiều hình dạng đa dạng, đẹp mắt.
Xây dựng bầu không khí thoải mái trong bữa ăn
Không khí trong bữa ăn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của trẻ với đồ ăn. Bố mẹ hãy cố gắng tạo bầu không khí thoải mái, tránh dọa nạt.
Luôn kiên nhẫn với bé khi thử đồ ăn mới
Việc giúp bé trải nghiệm những nhóm thực phẩm mới, nhất là với những bé biếng ăn không hề dễ dàng. Một trong những mẹo để giải quyết vấn đề này là bố mẹ hãy cùng con trải nghiệm. Khi thấy bố mẹ ăn ngon miệng, lúc này bé sẽ bắt chước tập theo.
Một số lưu ý khi cho trẻ biếng ăn
- Không trộn thuốc với thức ăn cho trẻ.
- Không cho trẻ ăn vặt trước bữa chính.
- Hạn chế tối đa sự mất tập trung khi cho trẻ ăn, không nên cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi, chơi điện thoại, chơi game hay đi rong.
- Nên cho trẻ tự xúc ăn, tự cầm thức ăn để ăn.
Chúc các nàng chăm con vui vẻ, mỗi bữa ăn đều nhẹ nhàng nha. Nếu có vướng mắc khó khăn hãy tham gia Group Con Ngoan Khỏe, Mẹ Hạnh Phúc để trao đổi, thảo luận thêm thông tin hữu ích với cộng đồng các mẹ bầu bí và bỉm sữa trong quá trình làm mẹ nhé.
Theo dõi Page Lần đầu làm mẹ để đọc thêm các bài viết hàng ngày.