Khi trẻ bú bình dễ xảy ra tình trạng bình sữa nổi bọt bong bóng khiến cho bé dễ bị đầy hơi, chướng bụng, ăn kém, quấy khóc không ngủ được. Để giảm tình trạng sữa nổi bọt khi bú bình, mẹ cần chú ý sử dụng đúng cách van thông khí ở bình sữa.
Van thông khí bình sữa là gì?
Van thông khí bình sữa là 1 thiết kế đặc biệt trên bình sữa của bé, có tác dụng đưa không khí từ bên ngoài vào trong bình sữa khi bé bú, tạo áp lực đẩy sữa xuống, giúp bé bú sữa một cách nhẹ nhàng mà không mất sức và không nuốt phải không khí.
Hiện nay, các bình sữa chất lượng tốt từ các thương hiệu uy tín đều có các sản phẩm thiết kế có chức năng thông khí. Chúng thường được sản xuất theo 3 nhóm cơ bản:
- Van thông khí nằm ngay trên núm ti.
>> Tham khảo:
Giáo trình Rèn tự ngủ và sinh hoạt cho trẻ sơ sinh
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo tiêu chuẩn WHO
- Van thông khí nằm dưới đáy bình sữa.
- Van thông khí thiết kế rời, độc lập với bình sữa.
Trong đó, theo nghiên cứu thì loại bình sữa với van thông khí rời hoặc van thông khí trên núm ti cho hiệu quả sử dụng tốt hơn nhờ khả năng thông khí tối ưu giúp các bé bú nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn và bú được nhiều hơn mà không lo sặc sữa, đầy hơi.
>> Tham khảo: Rem sáng là gì? Cách khắc phục khi trẻ dậy quá sớm từ 3-5h sáng?
Công dụng của van thông khí bình sữa
Van thông khí bình sữa, hay van chống sặc, chống đầy hơi nhằm cân bằng áp suất và tạo áp lực để đẩy sữa xuống giúp các bé bú sữa nhẹ nhàng hơn, không mất sức, và nhất là không nuốt phải bọt khí gây đầy hơi, chướng bụng sau khi bú sữa.
Khi bé bú sữa, lượng sữa trong bình dần giảm đi. Nếu không có van thông khí, áp suất trong bình sẽ giảm xuống khiến bé càng lúc càng khó bú sữa hơn, lượng sữa ra chậm, núm ti hay bị xẹp lại, bé phải nhả núm ti để bình cân bằng lại áp suất và trả về trạng thái bình thường mới có thể bú tiếp. Lúc này, lượng không khí bên ngoài theo núm ti tràn vào bình sữa, tạo thành bọt khí bên trong, bé tiếp tục bú sẽ nuốt phải lượng bọt khí này, đưa chúng vào dạ dày, và gây ra hiện tượng đầy hơi, chướng bụng.
>> Tham khảo: Trẻ sơ sinh ngậm ti giả có tốt không? Khi nào nên cho bé cai ti giả
Cơ chế thông minh của các van thông khí bình sữa sẽ đưa lượng không khí tối đa vào bình ngay tức thì cùng với động tác bú sữa của bé. Lượng không khí đưa vào đúng bằng lượng sữa giảm đi, giữ cho áp suất bình ổn định, bé bú sữa thật nhẹ nhàng, thoải mái, bú được nhanh và nhiều hơn, tạo hứng thú cho từng bữa ăn của bé.
Cách cầm bình sữa khi cho bé bú để van thông khí hoạt động
Khi cho bé bú, bạn nên nghiêng bình sữa để núm ti ngập sữa. Đồng thời, cần đảm bảo sữa không ngập kín van để khí lưu thông dễ dàng hơn, từ đó hạn chế sữa trong bình nổi bọt, bé không bị nuốt phải nhiều bọt khí khi bú, giảm tình trạng đầy hơi.
>> Tham khảo: Bí quyết rèn trẻ sơ sinh chơi tự lập – con ngoan, mẹ nhàn tênh
Theo dõi Page Lần đầu làm mẹ để đọc thêm các bài viết hàng ngày.
Tham gia Group Con Ngoan Khỏe, Mẹ Hạnh Phúc để trao đổi, thảo luận thêm thông tin hữu ích với cộng đồng các mẹ bầu bí và bỉm sữa trong quá trình làm mẹ nhé.