Để giúp bé tự chuyển giấc, có giấc ngủ sâu và dài, mẹ cần hiểu về chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh và rèn cho trẻ có khả năng tự ngủ tốt.
Để trẻ sơ sinh phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần thì giấc ngủ là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Thông thường, trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc và thức dậy nhiều lần. Bởi vậy việc hiểu rõ hơn về chu kỳ ngủ của bé sẽ giúp cha mẹ có thêm kiến thức và cách giúp bé tự chuyển giấc phù hợp, giúp con có những giấc ngủ ngon.
Chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh như thế nào?
Giấc ngủ của chúng ta lần lượt trải qua 2 giai đoạn sau:
Giai đoạn Ngủ sâu Non-REM- Non-Rapid Eye Movement: không cử động mắt nhanh.
Giai đoạn Ngủ nông REM- Rapid Eye Movement: cử động mắt nhanh - Đây là giai đoạn não bộ được kích hoạt, có ý nghĩa cực kì quan trọng trong sản sinh tế bào não, phát triển khả năng ghi nhớ và nhận thức của bé.
Trong khi chu kỳ ngủ của người lớn kéo dài khoảng 90 phút, thì trẻ sơ sinh chỉ dài khoảng 45 phút. Em bé sơ sinh từ 0-3 tháng trải qua 20% ngủ sâu và 80% ngủ nông. Ở mốc 3 tháng trở ra nhiều em bé ngủ sâu 50% (20 phút/ chu kì) và 50% còn lại (20 phút) ngủ nông.
>> Tham khảo:
Giáo trình Rèn tự ngủ và sinh hoạt cho trẻ sơ sinh
Khi lớn dần, bé sẽ có thời gian ngủ sâu dài hơn, khiến bé dễ ngủ hơn và kéo dài giấc ngủ vào ban đêm theo thời gian.
5 giai đoạn của giấc ngủ mà bé trải qua trong một chu kỳ giấc ngủ:
Giai đoạn 1: Bắt đầu vào giấc ngủ (10 phút đầu tiên): Chuyển động của mắt bắt đầu chậm lại và bé bắt đầu lim dim, dễ tỉnh dậy khóc nếu được đặt xuống.
Giai đoạn 2: Giấc ngủ nông (phút 10 - 20): Sóng não bắt đầu chậm lại nhưng lúc này bé vẫn dễ bị giật mình.
Giai đoạn 3 và 4: Giấc ngủ sâu (phút 20 - 30): Bé chuyển sang giấc ngủ sâu phục hồi.
Giai đoạn 5: Ngủ REM (phút 30 - 45): Đây là trạng thái ngủ tích cực, nơi diễn ra sự phát triển của não như học tập và ghi nhớ. Cha mẹ có thể thấy mắt bé rung và chuyển động.
Kết thúc (phút 40 - 50): Bé trở lại giấc ngủ nông khi kết thúc chu kỳ ngủ của mình. Bé sẽ ngủ tiếp hoặc thức dậy nếu chưa học được kỹ năng tự chuyển giấc.
>> Tham khảo thêm:
Trẻ sơ sinh thở khò khè phải làm sao?
Vì phần lớn thời gian của trẻ dành cho giấc ngủ REM nên trẻ sơ sinh rất dễ thức giấc. Điều này giải thích tại sao khi ngủ trẻ sơ sinh thường rất ồn ào, ngủ động, ngủ không sâu, ngủ ngắn và rất dễ bị tỉnh giấc.
Khác với người lớn có thể tự chuyển giấc thì trẻ em cần phải nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ để học được kỹ năng này.
Vì sao bé không tự chuyển giấc được?
- Bé đói: Nếu không được ăn đủ no bé sẽ không thể ngủ tiếp được
- Bé đầy hơi: Mẹ chú ý vỗ ợ hơi thật kỹ để hơi không làm phiền giấc ngủ của con.
- Bé chưa biết tự ngủ: Để giúp bé tự chuyển giấc được trước hết mẹ cần tập cho con biết tự ngủ. Bé chưa biết tự ngủ thì gần như không có khả năng tự chuyển giấc được.
- Nút chờ chưa phù hợp với độ tuổi: Mẹ chưa áp dụng nút chờ, quan sát khi con khóc mà vội lao vào bế con dậy ngay.
Hướng dẫn cách luyện để trẻ sơ sinh tự chuyển giấc khi ngủ
1. Luôn áp dụng nguyên tắc "giờ nào việc nấy"
Nghĩa là các mẹ áp dụng lịch sinh hoạt phù hợp theo tuần tuổi của con.
Muốn rèn con ăn - ngủ - chơi khoa học, thì trước tiên cha mẹ phải thiết lập và giữ được lịch sinh hoạt. Bản thân cha mẹ không làm được vậy, thì đừng đòi hỏi ở con điều gì.
>> Tham khảo thêm:
Có nên cho trẻ sơ sinh ngủ đêm sớm từ 6-7h tối không?
2. Hãy luôn duy trì môi trường ngủ của con tách biệt với nơi thức chơi
Con cần có môi trường ngủ và chơi riêng.
3. Nếu con tỉnh giấc mà khóc, thì xử lý như sau:
Hãy áp dụng nút chờ, đợi xem bé có ngủ lại không. Đừng vội lao vào bế con ngay, mà hãy kiên nhẫn quan sát bé.
4. Có thể cho bé ăn bổ sung
Cho bé ăn bổ sung để con ngủ lại, không ăn quá nhiều khiến ảnh hưởng đến bữa ăn sau.
Chúc các nàng áp dụng thành công nhé. Nếu có gì không rõ thì tham gia Group Con Ngoan Khỏe, Mẹ Hạnh Phúc và hỏi Đậu nha.
Theo dõi Page Lần đầu làm mẹ để đọc thêm các bài viết hàng ngày.