Press ESC to close

Các phản xạ, hiện tượng bình thường của trẻ sơ sinh

Các mẹ đọc bài này để hiểu con mình hơn nhé. Nhiều người thấy con có hiện tượng như dưới đây, xong nghe tư vấn vớ vẩn lại nghĩ con mình bị thiếu canxi, mua hết thuốc nọ thuốc kia, vừa tốn tiền mà lại hại con.

1. Phản xạ giật mình (phản xạ moro)

Phản xạ này cực kì mạnh mẽ sau khi con được sinh ra, và sẽ giảm dần, kết thúc khi con khoảng 5-6 tháng tuổi. Bé sẽ giật mình khi nghe thấy tiếng động lớn hay có chuyển động xung quanh. Biểu hiện là bé giật mình, giơ 2 tay và co 2 chân, có thể khóc. Đây là nguyên nhân khiến bé dễ tỉnh giấc và mất ngủ. Để làm giảm phản xạ này, giúp con ngủ ngon hơn thì mẹ quấn chũn/ túi ngủ cho con nhé.

2. Phản xạ mút

Trẻ sơ sinh có phản xạ mút từ trong bụng mẹ, khi bạn siêu âm thai, rất có thể bắt gặp hình ảnh bé đang mút ngón tay. Đến khi chào đời, thói quen này vẫn theo bé. Nó khiến bé có cảm giác an tâm, dễ ngủ hơn. Vì vậy nên bé nào cũng đều mút ngón tay hoặc cả bàn tay. Nhiều người không biết lại lo sợ con mút tay như thế sẽ làm hỏng tay, hỏng lợi là vô căn cứ. Điều chúng ta nên làm là giữ cho tay bé được sạch sẽ để sẵn sàng đưa vào mồm. Lớn dần bé sẽ tự bỏ thói quen này.

>> Tham khảo:

Giáo trình rèn sữa cho con

Giáo trình Rèn tự ngủ và sinh hoạt cho trẻ sơ sinh

3. Phản xạ nắm tay

Khi đặt ngón tay vào lòng bàn tay bé, bé sẽ nắm chặt lại. Các mẹ tranh thủ tập luyện phản xạ này cho con hàng ngày thì sau này con sẽ cầm nắm rất tốt. Phản xạ này chỉ có thời gian đầu mới sinh, nếu bỏ qua không tập thì bé sẽ dần quên mất, sau này luyện lại sẽ mất thời gian hơn.

>> Tham khảo:

Wonder weeks là gì? Các tuần khủng hoảng Wonder Week của trẻ

Trẻ sơ sinh thở khò khè phải làm sao?

4. Phản xạ hắt hơi

Trẻ sơ sinh thường hay hắt hơi khi đường mũi bị kích thích chứ không trầm trọng như chúng ta nghĩ. Nên các mẹ thấy con hắt hơi cũng không nên quá lo nhé.

5. Vặn mình, đỏ mặt

Trẻ sơ sinh thường hay vặn mình sau khi ngủ dậy hoặc sau khi ăn. Nhiều bé mới sinh, cứ ăn, vỗ ợ hơi xong đặt xuống là bé lại vặn mình, có khi còn làm sữa ọc cả qua miệng, mũi luôn. Sau 2 tháng thì các bé sẽ đỡ dần không còn hiện tượng này nữa.

6. Nấc cụt

Nấc cụt là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh. Nhưng thực tế thì khi nấc bé không hề khó chịu như người lớn.

Hồi mới sinh, con Đậu cũng hay nấc lắm, vợ chồng Đậu thấy vậy lại bế, vỗ, xoa lưng các kiểu. Đến khi biết vậy, Đậu cứ đặt con vào cũi nằm thì 1 lúc sau là bé chìm vào giấc ngủ quên nấc luôn.

7. Xì hơi

Trẻ sơ sinh thường xuyên xì hơi thối, tình trạng này sẽ giảm dần khi bé 1 tuổi. Đây là hiện tượng hết sức bình thường, giúp bé giảm đầy hơi, dễ chịu hơn sau khi ăn. Để giảm đầy hơi, mẹ hãy vỗ ợ hơi thật kĩ cho bé sau mỗi lần ăn.

>> Tham khảo:

Trẻ sơ sinh hay vặn mình, ngủ không sâu giấc - nguyên nhân và cách khắc phục

8. Rụng tóc vành khăn

Khi thấy trẻ bị rụng tóc vành khăn, nhiều bà mẹ cho rằng con mình đang bị thiếu một số dưỡng chất quan trọng như sắt, kẽm hay canxi. Thực tế thì đây là hiện tượng tự nhiên, thường xảy ra nhất ở trẻ sơ sinh từ 2 đến 3 tháng tuổi do đầu trẻ cọ sát với bề mặt cứng khi quay đầu, ví dụ như nệm, chiếu, hay ghế ngồi. Tóc sẽ mọc lại sau khi trẻ bắt đầu ngồi vững.

Theo dõi Page Lần đầu làm mẹ để đọc thêm các bài viết hàng ngày.

Tham gia Group Con Ngoan Khỏe, Mẹ Hạnh Phúc để trao đổi, thảo luận thêm thông tin hữu ích với cộng đồng các mẹ bầu bí và bỉm sữa trong quá trình làm mẹ nhé.

Bedauplace

Bedauplace

Bedauplace - Hành trình chăm sóc bé từ những năm đầu đời với kiến thức đa dạng về dinh dưỡng, giấc ngủ, vận động và học ngoại ngữ. Khám phá cùng chúng tôi và trải nghiệm mua sắm chất lượng với các sản phẩm chính hãng, đảm bảo sự phát triển vững chắc cho bé yêu của bạn.

Bình luận ()

wave