Press ESC to close

Các chỉ số trên kem chống nắng: SPF, PA, PPD, Broad Spectrum

Khi mua kem chống nắng thì mọi người hay thấy trên thân vỏ ghi các chỉ số SPF, PA, PPD, Broad Spectrum. Vậy những chỉ số này có sự khác biệt nào giữa 3 chỉ số này? Hãy tìm hiểu cùng Bedauplace ngay dưới đây nhé.

1. Chỉ số SPF (Sun Protection Factor)

SPF là viết tắt của từ Sunburn Protection Factor. Như các bạn đã biết thì UVB là tia gây ra hiện tượng cháy nắng, bong tróc da. Vì vậy, nói một cách khác, SPF là thước đo mức độ bảo vệ da bạn khỏi UVB thôi nhé! SPF không thể hiện mức độ kem chống nắng bảo vệ da bạn khỏi UVA, yếu tố về lâu dài làm da bạn già và nhăn nheo đi. Thông thường con số đằng sau SPF sẽ được chị em hiểu theo một trong hai cách sau: Thời gian bạn có thể ở ngoài nắng khi bạn có dùng kem chống nắng: ví dụ SPF 15 sẽ cho phép bạn ở ngoài trời nắng dài hơn 15 lần so với khi bạn không bôi KCN. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào da của từng người. Sự thật là bạn nào có màu da càng sáng thì càng dễ bắt nắng hơn.

Tùy thuộc từng loại da mà chỉ số SPF có thời gian bảo vệ khác nhau khỏi tia UVB

Ngoài ra, chỉ số SPF còn được hiểu là chỉ số thể hiện khả năng ngăn chặn tia UVB của kem chống nắng dưới dạng %. Ví dụ SPF15 thông thường, trong điều kiện hoàn hảo, sẽ chặn được 93.4% UVB, SPF30 là 96.7% và SPF50 là 98% (khi ở ngoài 10 phút). Thực tế không có loại kem chống nắng nào có khả năng chống tia UV tới 100% vì vậy, các bạn đừng nghĩ dùng kem chống nắng có chỉ sô SPF thật cao thì da sẽ được bảo vệ tuyệt đối nhé.

Mức độ bảo vệ theo % của chỉ số SPF

2. Chỉ số PPD (Persistent Pigment Darkening)

Nếu như ảnh hưởng của tia UVB được đo lường bởi mức độ bỏng nắng, người ta dựa vào tác hại làm rám, sạm da để đo lường ảnh hưởng của tia UVA. Chỉ số PPD biểu thị lượng tia UVA tiếp xúc với da sau khi đã bôi kem chống nắng, tức là chỉ số PPD sẽ đo lường mức độ chống lại sự làm tối sắc tố (pigment darkening) của kem chống nắng. PPD là chỉ số được phát minh ở Nhật Bản, song lại được sử dụng phổ biến bởi L’Oreal và ở Châu Âu. Cách tính của PPD hoàn toàn tương tự như SPF. Do vậy, khả năng bảo vệ của PPD có thể mô tả như sau:

Ý nghĩa của chỉ số PPD

3. Chỉ số PA (Protection Grade of UVA)

Hiện nay, tại thị trường châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản, các nhà sản xuất áp dụng chỉ số PA cho kem chống nắng. PA được quy đổi từ PFA (Protection Factor of UVA, hay còn gọi là UVAPF). PFA được tính dựa trên MPPD (Minimal Persistent pigment darkening dose) – liều lượng UVA tối thiểu để tạo ra rám da trong vòng 2-4h sau khi phơi nắng.
PFA = MPPD của làn da được bôi kem chống nắng/ MPPD của da không được bảo vệ
Với cách tính này, có thể thấy, thực ra không có khác biệt giữa PPD và PFA.Hãy cùng xem bảng quy đổi PA so với PPD từ PFA như sau:

Ý nghĩa của chỉ số PA

4. Broad Spectrum

Có rất nhiều sản phẩm kem chống nắng không có chỉ số PA, cũng không có chỉ số PPA, nhất là các sản phẩm từ Mỹ, Anh, châu Âu… Vậy điều đó có phải là da bạn đang không được bảo vệ trước tia UVA nếu dùng những loại kem chống nắng này?
Đừng lo lắng, hãy xem trên sản phẩm có ghi chữ “Broad- Spectrum” không nhé. Với những sản phẩm chống nắng có SPF lớn hơn 15 có ghi chữ Broad Spectrum- Quang phổ rộng trên bao bì thì được FPA công nhận đều có khả năng bảo vệ da khỏi 2 tia UVA và UVB. Nên khi quyết định mua 1 sản phẩm chống nắng, nếu không có PA+ nhưng có SPF và Broad Spectrum thì em ý đủ điều kiện để “ chống nắng” cho bạn rồi nhé.

Kem chống nắng từ Mỹ, Anh, châu Âu đều sử dụng kí hiệu “Broad- Spectrum”

Đọc thêm: SPF là gì? Kem chống nắng có chỉ số SPF càng cao thì càng tốt?

Bedauplace

Bedauplace

Bedauplace - Hành trình chăm sóc bé từ những năm đầu đời với kiến thức đa dạng về dinh dưỡng, giấc ngủ, vận động và học ngoại ngữ. Khám phá cùng chúng tôi và trải nghiệm mua sắm chất lượng với các sản phẩm chính hãng, đảm bảo sự phát triển vững chắc cho bé yêu của bạn.

Bình luận ()

wave