Việc mưng mủ, mụn mủ vỡ và hình thành sẹo đường kính khoảng 5mm chứng tỏ trẻ có miễn dịch và đáp ứng tốt với việc tiêm vắc-xin phòng lao.
Lịch tiêm phòng lao cho trẻ
Vắc xin phòng lao đang được sử dụng ở nước ta là vắc xin BCG. Với loại vắc xin này, Bộ Y tế khuyến cáo được dùng để tiêm cho trẻ sơ sinh trong vòng 1 tháng đầu sau khi sinh với cân nặng > 2kg. Trẻ sinh ra có đủ điều kiện sức khỏe, không thuộc chế độ chăm sóc đặc biệt, có sự phát triển ổn định thì nên tiêm phòng lao càng sớm càng tốt, nhất là trong 24 giờ đầu sau khi trẻ chào đời.
Sau 1 năm tuổi, việc tiêm vắc xin BCG cho trẻ chỉ có tác dụng phòng bệnh nếu trẻ chưa từng bị nhiễm khuẩn lao. Những trường hợp đã xác định chính xác trẻ từng bị nhiễm lao thì việc tiêm phòng không còn giá trị và nếu tiêm thì nên thận trọng vì đây là đối tượng sẽ gặp phản ứng phụ sau tiêm ở mức độ trầm trọng.
Những phản ứng thường gặp sau tiêm phòng lao
Ngay sau tiêm phòng lao, tại chỗ tiêm thường có nốt đỏ nhưng sau 30 phút sẽ biến mất.
Sau 2 tuần đến 2 tháng hoặc lâu hơn vị trí tiêm sẽ mưng mủ điều này là hoàn toàn bình thường, không cần lo lắng và không cần can thiệp gì, sau khi mưng mủ, mụn mủ sẽ vỡ mủ và hình thành sẹo đường kính khoảng 5mm. Việc này chứng tỏ trẻ có miễn dịch và đáp ứng tốt với việc tiêm vắc-xin.
Ngoài ra, có trường hợp trẻ bị nổi hạch ở khuỷu tay hoặc nách. Hạch có tính chất di động, mềm, thường sưng đến vài tháng sau tiêm phòng nhưng sẽ tự biến mất. Một số trẻ bị sốt sau tiêm phòng, nếu sốt nhẹ, chỉ cần chườm ấm và thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên y tế là sẽ khỏi.
1/1.000.000 trường hợp sau tiêm phòng lao gặp phản ứng phụ với mức độ nghiêm trọng. Đây là trường hợp thường gặp ở người bị thiếu hụt miễn dịch trầm trọng hoặc bị nhiễm HIV.
>> Tham khảo thêm:
Giáo trình Rèn tự ngủ và sinh hoạt cho trẻ sơ sinh
Cách xử lý những phản ứng sau tiêm vắc-xin lao
- Những phản ứng sau tiêm nhẹ như nổi hạch, nổi sần... không cần điều trị sẽ mất đi, nên không cần quá lo lắng.
- Nếu sốt sau tiêm lao: trẻ rất ít khi sốt, nếu sốt nhẹ dưới 38,5 độ C, hạ nhiệt bằng cách nới lỏng quần áo, chườm trán, bẹn cho trẻ bằng nước ấm (nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1-2 độ C), cho bú nhiều hơn bình thường, bú theo nhu cầu của trẻ. Trường hợp sốt trên 38,5 độ C có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo đơn của bác sĩ và các phương pháp giống trường hợp sốt nhẹ.
- Không chạm, đè hay chườm gì lên vết tiêm.
Khi nào cần đưa trẻ đi tới bệnh viện
Nếu trẻ sau khi tiêm vắc-xin phòng lao xuất hiện các triệu chứng bất thường sau cần đưa trẻ tới cơ sở y tế khám ngay:
- Theo dõi trong vòng 24-48 giờ sau tiêm thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng nặng như: Sốt cao, quấy khóc nhiều không dứt, trẻ tím tái, khó thở, bỏ bú, lơ mơ, co giật, thậm chí hôn mê,...
- Trẻ sốt cao kéo dài từ 1-2 ngày hay trẻ sốt cao từ 38.5 độ trở lên, uống thuốc hạ sốt không giảm.
- Vết tiêm sưng mủ to > 1.5cm hoặc có hạch nách, hạch cổ, hạch dưới đòn bên trái sưng to hóa mủ, có thể cho trẻ khám tại cơ sở y tế để chủ động chích rạch mủ. Những trường hợp này không cần phải điều trị thuốc chống lao.
Theo dõi Page Lần đầu làm mẹ để đọc thêm các bài viết hàng ngày.
Tham gia Group Con Ngoan Khỏe, Mẹ Hạnh Phúc để trao đổi, thảo luận thêm thông tin hữu ích với cộng đồng các mẹ bầu bí và bỉm sữa trong quá trình làm mẹ nhé.