Press ESC to close

Nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học?

Có rất nhiều ý kiến cho rằng kem chống nắng khoáng chất hoặc vật lý - những loại có chứa Oxit kẽm và Titanium dioxide - có hiệu quả chống nắng tốt hơn kem chống nắng hóa học. Một số ý kiến là đúng… nhưng cũng rất nhiều trong sô đó chỉ là cường điệu hóa.

Kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hoá học hoạt động như thế nào để chống nắng?

Ý kiến 1: "Kem chống nắng vật lý phản xạ và phân tán tia UV giống như một tấm chắn, trong khi kem chống nắng hóa học hấp thụ tia UV như một miếng bọt biển".

Đây có lẽ là lầm tưởng phổ biến nhất về kem chống nắng. Cũng như kem chống nắng hóa học, kem chống nắng vật lý đa phần hoạt động bằng cách hấp thụ tia UV và biến nó thành một lượng nhiệt cực nhỏ. Khoảng 95% tia UV mà kem chống nắng vật lý chặn lại được hấp thụ và chuyển hóa thành nhiệt, và 5% là tán xạ hoặc phản xạ trở lại.

Caption

Kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học tạo ra bao nhiêu nhiệt lượng

Ý kiến 2: “Kem chống nắng vật lý tốt hơn vì chúng không tạo ra nhiều nhiệt”.

Thực tế, như đã chỉ ra ở trên, sự chênh lệch về nhiệt được tạo ra giữa 2 loại kem chống nắng chỉ là 5%, còn nhỏ hơn sự chênh lệch nhiệt độ giữa khuỷu tay và cánh tay của bạn.

Phạm vi bảo vệ của kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học

Ý kiến 3: “Kem chống nắng vật lý bảo vệ chống lại tất cả các bước sóng, tốt hơn kem chống nắng hóa học”.

Bạn biết đấy, việc chống nắng bảo vệ da cũng tương tự như lập một bức tường. Kẽm oxit trong kem chống nắng vật lý là một bức tường rất rộng với nhiều lỗ hổng. Nó có thể bảo vệ da chống lại rất nhiều bước sóng khác nhau, nhưng lại không phải là một bức tường bảo vệ vững chắc. Bởi vì có rất nhiều khoảng trống trên bức tường đó, cho phép tia UV lọt qua, giống như những quả bóng được ném vào lỗ hổng trên bức tường vậy.

Trong khi đó, các thành phần trong kem chống nắng hóa học giống như một bức tường nhỏ hơn, nhưng lại không có nhiều lỗ hổng trên đó. Do vậy kem chống nắng hóa học tuy bảo vệ một phần diện tích nhỏ hơn, nhưng lại bảo vệ phần đó tốt hơn.

Thời gian bao lâu để kem chống nắng phát huy tác dụng?

Ý kiến 4: "Kẽm oxit tốt hơn vì nó hoạt động ngay lập tức vì tạo thành một hàng rào vật lý trên da, trong khi kem chống nắng hóa học cần hấp thụ vào da hoặc phản ứng với da để hoạt động. Vì vậy bạn phải thoa kem chống nắng hóa học 15 phút trước khi ra nắng, trong khi với kem chống nắng vật lý thì chúng có tác dụng ngay lập tức".

Thực tế là các nghiên cứu chỉ ra rằng cả hai loại thành phần chống nắng vật lý và hóa học đều hấp thụ tia UV ngay lập tức. Nhưng cả hai loại kem chống nắng này cũng đều cần khoảng 15 phút để kem chống nắng có thể trải đều trên da bạn, khô lại và tạo thành một lớp bảo vệ nguyên vẹn.

Cần bôi lại kem chống nắng sau mấy tiếng?

Ý kiến 5: “Kem chống nắng vật lý không bị phân hủy dưới ánh nắng mặt trời nên không cần thoa lại, trong khi kem chống nắng hóa học thì cần phải thoa lại liên tục".

Thực tế, đối với tất cả các loại kem chống nắng vật lý hay hóa học thì bạn đều phải thoa lại sau 2-3 giờ. Vì sau khoảng thời gian đó, lớp kem chống nắng về cơ bản bắt đầu nứt nẻ và bong tróc trên da của bạn, giống như cách lớp nền bị mòn.

So sánh kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học

Không có kem chống nắng nào là thật sự tối ưu. Và ở thời điểm hiện tại, rất nhiều hãng sản xuất kem chống nắng vật lý lai hóa học để kết hợp tất cả các điểm mạnh của các thành phần chống nắng. Vì vậy, kem chống nắng tốt nhất là loại mà bạn dùng thấy thích, phù hợp với túi tiền của bạn, có thể dễ dàng mua, không gây kích ứng da. Không thực sự quan trọng rằng đó là kem chống nắng vật lý hay kem chống nắng hóa học.

Bạn cũng nên nhớ: không nên phụ thuộc hoàn toàn vào kem chống nắng, hãy sử dụng đồng thời cả các biện pháp chống nắng khác như mũ, quần áo, kính râm.

Tài liệu tham khảo:

Bernstein EF, Sarkas HW, Boland P, Iron oxides in novel skin care formulations attenuate blue light for enhanced protection against skin damage (open access), J Cosmet Dermatol. 2021, 20, 532-537. DOI: 10.1111/jocd.13803

Gonzalez H, Tarras-Wahlberg N, Strömdahl B, et al., Photostability of commercial sunscreens upon sun exposure and irradiation by ultraviolet lamps (open access), BMC Dermatol. 2007, 7, 1. DOI: 10.1186/1471-5945-7-1

Global Cosmetic Industry, CeraVe Survey Uncovers Reasons Adults Skip Sun Protection, 21 May 2020.

Vollhardt J, Janssen A, Saecker Ch, Modern sunscreens that protect from more than just sunburn, SOFW Journal 2013, 139, 24.

Bedauplace

Bedauplace

Bedauplace - Hành trình chăm sóc bé từ những năm đầu đời với kiến thức đa dạng về dinh dưỡng, giấc ngủ, vận động và học ngoại ngữ. Khám phá cùng chúng tôi và trải nghiệm mua sắm chất lượng với các sản phẩm chính hãng, đảm bảo sự phát triển vững chắc cho bé yêu của bạn.

Bình luận (3)

wave
  • John Doe

    John Doe

    Jan 08, 2021 14:41 pm

    Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Etiam vitae odio ut tortor fringilla cursus sed quis odio.

    Reply
  • John Doe

    Helen Doe

    Jan 08, 2021 14:41 pm

    Maecenas tempus, tellus eget condimentum rhoncus, sem quam semper libero, sit amet adipiscing sem neque sed ipsum.

    Reply
  • John Doe

    Anna Doe

    Jan 08, 2021 14:41 pm

    Cras ultricies mi eu turpis hendrerit fringilla. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia.

    Reply

Viết bình luận

wave