sadf
Thời điểm bắt đầu cho bé ăn sữa chua
Độ tuổi: nên cho bé ăn sữa chua sau 6 tháng tuổi, tốt nhất là từ 7.5-8 tháng tuổi.
Lượng sữa chua cho bé ăn theo độ tuổi các mom có thể tham khảo theo gợi ý như sau:
-
Bé từ 6-12 tháng: Bé có thể dùng 30-50g/ ngày. Với bé mới bước vào giai đoạn ăn dặm thì có thể cho bé dùng với một lượng nhỏ (30g/ ngày, ăn 3-4 lần/ tuần) để bé tập làm quen.
-
Bé từ 1 tuổi: Có thể cho bé ăn 50-100g/ ngày.
-
Bé từ 2 tuổi: Có thể cho bé ăn 100-150g/ ngày.
Trẻ dưới 1 tuổi nên chọn loại trắng không đường, có thể ăn kèm với 1 số loại trái cây thịt mềm như xoài, đu đủ, chuối.
Thời điểm ăn tốt nhất: Buổi chiều và trước 7 giờ tối.
Thời điểm bắt đầu cho bé ăn phô mai
Độ tuổi: nên cho bé ăn phomai sau 6 tháng tuổi, tốt nhất là từ 7.5-8 tháng tuổi.
Lượng phomai vừa đủ cho trẻ phụ thuộc vào độ tuổi như sau:
- Với phô mai miếng, viên:
- 7-8 tháng: 12-14g/lần;
- 9-11 tháng: 14g/lần;
- 12-18 tháng: 14-17g/lần.
- Phô mai tươi màu trắng dạng kem:
- 5-6 tháng: 13g/lần;
- 7-8 tháng: 20-24g/lần;
- 9-11 tháng: 24g/lần;
- 12-18 tháng: 24-29g/lần.
Thời điểm ăn tốt nhất: buổi trưa.
Thời điểm bắt đầu cho bé ăn váng sữa
– Độ tuổi: Váng sữa có thành phần chất béo cao (~13g/100g váng sữa), nhưng ít dưỡng chất, một số có nhiều đường. Lượng chất béo cao trong váng sữa không thích hợp cho hệ tiêu hóa bé nếu bé chưa được 10 tháng tuổi.
- Lượng váng sữa vừa đủ cho trẻ phụ thuộc vào độ tuổi như sau:
+ Bé từ 10-12 tháng tuổi: Dùng không quá 30g/ngày, mỗi tuần không quá 3 ngày;
+ Bé trên 1 tuổi dùng: Dùng không quá 50g/ngày, mỗi tuần không quá 4 ngày. Nếu bé trên 1 tuổi gặp tình trạng thiếu cân, suy dinh dưỡng hay biếng ăn thì có thể ăn 1-2 hộp mỗi ngày. Tuy nhiên nếu trẻ đang bị thừa cân hay bị các vấn đề về tiêu hoá như táo bón hay tiêu chảy thì không nên ăn váng sữa.
– Thời điểm ăn váng sữa tốt nhất là xế trưa, tránh bữa tối vì gây đầy bụng, khó ngủ.
Một số lưu ý khi cho bé ăn sữa chua, váng sữa
Dùng sau bữa ăn: Cả sữa chua và váng sữa đều không nên ăn khi đói bụng. Bởi khi đói, độ pH trong dạ dày giảm thấp có thể làm lợi khuẩn trong sữa chua bị tiêu diệt.
Súc miệng sau khi ăn: Vi khuẩn trong sữa chua và váng sữa hoạt động rất mạnh nên chúng dễ làm hỏng men răng. Với trẻ nhỏ bạn cần nhắc nhở bé đánh răng sau khi ăn để răng không bị sâu.
Không hâm sữa chua hay váng sữa: Một số mẹ bỉm sợ bé bị viêm họng nên đã hâm sữa chua hay váng sữa. Cách làm này rất sai lầm bởi nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong sữa chua, hoặc phá huỷ chất dinh dưỡng trong váng sữa. Tốt nhất nên để sữa chua, váng sữa ra ngoài 30-60 phút cho hết lạnh trước khi cho bé ăn.
Không cho bé ăn sữa chua, váng sữa khi bé đang uống thuốc: Các chất trong thuốc kháng sinh hay các loại thuốc có chứa amin lưu huỳnh có thể làm phá vỡ hoặc tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong sữa chua và váng sữa. Vậy nên không ăn sữa chua hoặc váng sữa trước và sau khi bé dùng thuốc.
Theo dõi Page Lần đầu làm mẹ để đọc thêm các bài viết hàng ngày.
Tham gia Group Con Ngoan Khỏe, Mẹ Hạnh Phúc để trao đổi, thảo luận thêm thông tin hữu ích với cộng đồng các mẹ bầu bí và bỉm sữa trong quá trình làm mẹ nhé.