Ai trong chúng ta chắc hẳn cũng có vài vết sẹo trên người, sẹo do ngã, sẹo mổ, sẹo mụn vv... Có những vết sẹo làm chúng ta tự hào như là vết sẹo mổ trên người khi sinh con chẳng hạn.
Nhưng đa số những vết sẹo để lại dấu vết thật xấu xí trên cơ thể, làm chúng ta mặc cảm, thậm chí làm thay đổi cuộc đời chúng ta mãi mãi. Đó là vì sao thường ngày mình nhận được rất nhiều câu hỏi về cách trị sẹo.
Trước khi tìm hiểu cách trị thì chúng ta tìm hiểu vì sao lại hình thành trước nhé.
Sẹo hình thành trong quá trình chữa lành sau khi chấn thương hoặc viêm da xảy ra. Hình dáng sẹo như thế nào và cách điều trị tốt nhất cho nó phụ thuộc vào nguyên nhân gây sẹo cũng như độ sâu, kích thước và vị trí của vết thương. Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sẹo bao gồm độ tuổi, gen, giới tính và sắc tộc.
1. Sẹo rỗ
Những người bị mụn nặng có thể bị sẹo dưới dạng hố sâu như ổ gà hoặc góc cạnh trên bề mặt da. Sẹo mụn có thể xảy ra với hầu hết mọi người. Khi bị mụn trứng cá thì nó có thể gây tổn thương tới mô da bên dưới. Đặc biệt là khi da bị viêm, sưng đỏ, bị mụn bọc to dưới da thì khả năng tổn thương mô sẽ cao hơn. Bị mụn trứng cá mà không chữa trị hoặc chữa trị không đúng cách thì da sẽ dễ bị sẹo rỗ hơn. Vậy nên để phòng tránh sẹo rỗ thì chúng ta không nên đụng đến nó mà hãy đi tìm một bác sỹ da liễu để giúp chữa trị.
Sẹo rỗ do mụn, thủy đậu...
2. Sẹo lồi
Đây là một vết thương cứng, lồi lên và thường có độ bóng, thường lồi to ra hơn vết thương ban đầu. Sẹo lồi có thể đổi từ màu hồng sang màu da hoặc đỏ đến nâu sẫm. Những vết sẹo này thường là do bị bỏng da, mụn trứng cá, trầy xước, phẫu thuật, tiêm chủng vv... Phương pháp điều trị tùy thuộc vào kích thước cũng như cấu trúc của vết sẹo. Trị loại sẹo này là khó nhất vì nó thường mất thời gian và cũng phải qua mấy công đoạn khác nhau để xử lý. Loại sẹo này có thể trị bằng cách mổ, tiêm steroid, dùng liệu pháp áp lạnh (một liệu pháp làm đông cứng và tách bỏ sẹo bằng thuốc) để giúp làm phẳng vết sẹo.
Sẹo lồi do bỏng, phẫu thuật, tiêm...
3. Sẹo phình
Loại này tương tự như một sẹo lồi vì nó cũng trồi lên trên nhưng nó không vượt ra ngoài khu vực bị thương. Sẹo phình với sẹo lồi hay bị nhầm lẫn với nhau vì nó nhìn giống nhau. Sẹo phình hiếm khi nhô lên trên 4mm so với da, còn sẹo lồi thì thường nhô cao hơn. Sẹo phình thường dễ chữa hơn sẹo lồi. Phương pháp điều trị bao gồm tiêm steroid để giảm viêm, để làm phẳng sẹo, dùng thuốc thoa chẳng hạn.
4. Sẹo rút
Loại sẹo này thường là do bỏng gây ra. Những vết sẹo này làm căng da, có thể làm suy yếu khả năng di chuyển khu vực đó. Những loại sẹo này có thể đi sâu hơn, ảnh hưởng đến cơ bắp và dây thần kinh, và có thể làm biến dạng hình dáng, gây mặc cảm cho người bị sẹo, đặc biệt là nếu chúng hình thành trên các bộ phận dễ thấy hơn của cơ thể. Tùy thuộc vào loại chấn thương, sẹo sau bỏng là không thể tránh khỏi ngay cả khi điều trị tốt nhất.
Sẹo rút do bỏng
Tất cả những phương pháp trị sẹo mà mình nêu trên đều dành cho những loại sẹo đã hình thành lâu ngày. Ngay cả khi chúng ta can thiệp thẩm mỹ như mổ, tiêm, đi laser thì cũng khó để cải thiện nhiều. Vậy nên phương pháp tốt nhất để phòng tránh những vết sẹo xấu xí là chúng ta nên can thiệp từ khi da mới bị tổn thương. Khi da chúng ta đang trong quá trình lành lại mà chúng ta can thiệp thì hiệu quả sẽ cao hơn và sẽ ít tốn kém hơn.
Một trong những sản phẩm mình hay dùng để trị sẹo mà mình thấy khá là hiệu quả và không mắc tiền là sản phẩm Mederma Advance của hãng dược phẩm Mederma - Mỹ. Đây là sản phẩm có thể xử lý tất cả các loại sẹo như sẹo to, sẹo lồi/lõm, sẹo phì đại và sẹo mổ. Ngày xưa mình biết đến em này là do một bác sỹ da liễu tư vấn cho mình đó. Mederma Advance đã được chứng nhận lâm sàng có thể xử lý sẹo hiệu quả tối ưu, nhờ thành phần MPS độc quyền giúp điều tiết sản sinh collagen, ngăn hình thành sẹo, mờ sẹo, sáng da cùng tinh chất Vitamin C, E. Khi điều trị khoảng 6 tuần là thấy sự khác biệt lắm đó. Những nàng nào mới bị sẹo nên xử lý ngay nhé. Mình cũng luôn thủ sẵn một tuýp ở nhà để lỡ ai bị thương là có dùng luôn nè. Mọi người có thể tìm hiểu thêm và mua hàng chính hãng ở đây.