Việc bổ sung đầy đủ khoáng chất và vitamin trị mụn sẽ giúp bạn rút ngắn giai đoạn điều trị mụn và các vết thâm sau mụn. Dưới đây các loại vitamin và khoáng chất cần thiết nhất khi làn da gặp vấn đề về mụn.
Kẽm giúp giảm dầu và trị mụn hiệu quả
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng mụn trứng cá trên da như: tắc nghẽn lỗ chân lông, tuyến nhờn hoạt động mạnh mẽ gây ra tình trạng dầu thừa, da nhiễm vi khuẩn gây mụn, vệ sinh da mặt không đúng cách.
Kẽm chính là “vị cứu tinh kịp thời” số 1 cho da mụn với khả năng kiểm soát dầu nhờn, kháng viêm hiệu quả. Thậm chí, kẽm còn giúp điều trị sẹo mụn, giảm mẩn đỏ do mụn gây ra.
Ngoài ra, kẽm có vai trò duy trình cấu trúc, bề mặt da. Thiếu kẽm ở mức trung bình đến nặng thường có biểu hiện liên quan đến vấn đề ngoài da bao gồm: các tổn thương da, viêm loét, các vết thương hở lâu lành.
Có thể bổ sung kẽm thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Các loại thực phẩm bổ sung kẽm bao gồm:
♦ Hải sản, chẳng hạn như hàu, cua và tôm hùm
♦ Thịt đỏ
♦ Gia cầm
♦ Ngũ cốc ăn sáng
♦ Đậu, các loại hạt và ngũ cốc
♦ Sản phẩm từ sữa
Bạn cũng có thể sử dụng thực phẩm chức năng Zinc For Acne hoặc viên uống vitamin tổng hợp để bổ sung kẽm cho cơ thể mỗi ngày.
Đọc thêm: Uống kẽm trị mụn có hiệu quả thật không?
Vitamin E thúc đẩy quá trình điều trị mụn nhanh
Vitamin E là một trong những loại vitamin trị mụn hiệu quả khi kết hợp cùng vitamin A, C, kẽm. Vitamin E có khả năng chống oxy hóa cao, có khả năng làm dịu các nốt mụn sưng, viêm, ngăn ngừa tổn thương da do mụn gây ra, đồng thời giúp làm mềm, cải thiện độ ẩm cho da.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi dùng vitamin E cùng kẽm, lactoferrin trong 3 tháng, chúng có khả năng điều trị mụn trứng cá nặng ở người trưởng thành.
Tuy nhiên, vì đặc tính khó thấm qua da khi sử dụng vitamin E để bôi ngoài da, bạn nên bổ sung vitamin E qua thực phẩm hằng ngày hoặc các loại thực phẩm chức năng có chứa vitamin E, giúp giảm tình trạng gây bít tắc lỗ chân lông, khiến tình trạng mụn nặng hơn.
Vitamin D có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn gây mụn
Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi và là một chất thiết yếu để duy trì sức khỏe của xương. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc “giao tiếp” giữa các tế bào thần kinh và tăng cường khả năng chống lại vi trùng của cơ thể.
Một nghiên cứu vào năm 2016 cho thấy hàm lượng vitamin D ở những người bị mụn trứng cá thấp hơn nhiều so với những người không mắc tình trạng về da này. Vì vậy, có thể xác định được mối liên hệ giữa vitamin D và sự phát triển của mụn trứng cá.
Theo nghiên cứu từ năm 2014, vitamin D cũng có khả năng ngăn chặn vi khuẩn P. acnes khỏi việc tác động đến các tế bào da. Những vi khuẩn này đóng vai trò đáng kể trong sự phát triển của mụn.
Cơ thể chúng ta tự động sản sinh ra vitamin D khi tia cực tím từ ánh nắng mặt trời tiếp xúc với da. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần phải bổ sung loại vi chất này thông qua lượng thực phẩm tiêu thụ mỗi ngày, bao gồm:
♦ Các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ và cá thu
♦ Gan bò
♦ Phô mai
♦ Trứng
♦ Nấm
♦ Thực phẩm tăng cường, chẳng hạn như sữa, nước trái cây và ngũ cốc ăn sáng
Thêm vào đó, có thể bổ sung vitamin D bằng các loại thực phẩm chứng năng.
Vitamin A trị mụn tốt nhưng cần có chỉ định của bác sỹ
Nguyên nhân gây ra mụn chính từ các tế bào da chết tích tụ cùng lượng dầu thừa nhiều khiến lỗ chân lông tắc nghẽn từ đó mụn xuất hiện.
Vitamin A hay retinol là vitamin phổ biến và hiệu quả trong việc điều trị mụn. Vitamin A có khả năng điều tiết và kiểm soát lượng dầu trên bề mặt da, làm sạch và thông thoáng lỗ chân lông, ngăn chặn hiệu quả sự hình thành mụn. Đồng thời, vitamin A còn có tính chống oxy hóa cao, kích thích quá trình tái tạo tế bào, kích thích sản sinh collagen, cải thiện cấu trúc và hoạt động như một chất kháng khuẩn giúp thu nhỏ lỗ chân lông, làm dịu mụn sưng viêm đỏ, da được chắc khỏe hơn.
Vitamin A có thể là 1 phương pháp điều trị mụn trứng cá, nhưng bạn cần đảm bảo sử dụng đúng cách.
Theo các bác sĩ lâm sàng tại Đại học Michigan, các chất bổ sung vitamin A qua đường uống không hoạt động giống như vitamin A sử dụng tại chỗ. Trên thực tế, họ thận trọng với các chất bổ sung, vì nó có thể gây hại nhiều hơn mang lại lợi ích. Vì vitamin tan trong chất béo nên có khả năng chúng sẽ tích tụ trong cơ thể, nên việc tiêu thụ nhiều hơn 10.000 đơn vị quốc tế (IU) có thể gây độc. Điều này đặc biệt đúng trong thời kỳ mang thai, vì vậy phụ nữ đang có kế hoạch mang thai nên kiểm tra với bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ chất bổ sung nào.
Nếu bạn muốn bổ sung vitamin A nên tham khảo ý kiến của bác sỹ vì thông thường vitamin A trị mụn được áp dụng với các trường hợp mụn nặng. Đơn giản và an toàn hơn, bạn có thể bổ sung vitamin A bằng cách bổ sung các loại thực phẩm khác nhau có chứa vitamin A bao gồm:
- Gan bò.
- Một số loại cá, như cá trích, cá hồi, cá ngừ.
- Rau xanh, bao gồm rau bina và bông cải xanh.
- Rau củ màu cam và vàng, chẳng hạn như khoai lang, cà rốt, bí.
- Trái cây như dưa đỏ, mơ và xoài.
- Các sản phẩm từ sữa ngũ cốc ăn sáng tăng cường.
- Vitamin A cũng có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung từ hầu hết các cửa hàng thực phẩm sức khỏe và hiệu thuốc.
Đọc tiếp: Những vitamin trị mụn hiệu quả nhất (phần 2)