Da dầu là một trong những tình trạng da thường gặp, nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc da dầu hiệu quả. Vậy chăm sóc da dầu như thế nào mới là hợp lý?
Da dầu là gì?
Da dầu được xem là một trong những loại da gặp phải vấn đề về mụn nhiều nhất bởi đặc điểm của loại da này là tiết nhiều bã nhờn và thường có lỗ chân lông to hơn các loại da khác.
Bã nhờn cùng với mồ hôi, được tiết ra qua lỗ chân lông. Khi quá trình này diễn ra bình thường, bã nhờn có tác dụng dưỡng ẩm cho da, loại bỏ các tế bào da chết, bụi bẩn khỏi lỗ chân lông, bảo vệ da khỏi kích thích từ môi trường. Tuy nhiên, khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, lượng dầu quá nhiều trên da như một lớp keo làm bám dính tất cả những thứ bụi bẩn ngoài môi trường. Các chất chứa trong bụi bẩn có thể làm da bị dị ứng hoặc gây viêm da từ mức độ nhẹ đến trầm trọng.
Lượng bã nhờn thải ra quá nhiều làm tắc nghẽn lỗ chân lông tạo điều kiện cho vi khuẩn P.acnes (vi khuẩn ăn bã nhờn) phát triển gây viêm tấy nang lông, khối hỗn hợp tế bào sừng bị bong vảy từ đó hình thành nên mụn trứng cá mà bắt đầu là những chấm trắng, đầu đen. Nếu lượng vi khuẩn quá nhiều sẽ làm phá hủy nang lông, làm biến tướng mụn trứng cá thành mụn mủ, mụn bọc,… gây ra vết thâm sau mụn, sẹo rỗ rất khó lành trên da.
Bên cạnh đó, loại da này rất dễ bắt nắng nên làn da luôn trông rất xỉn màu và xám bong, sần sùi như vỏ cam. Người có làn da nhiều dầu luôn gặp rất nhiều khó khăn nhất là khi trang điểm và luôn chăm sóc da cẩn thận, đề phòng những tác nhân xấu từ môi trường ảnh hưởng đến làn da.
Cách nhận biết làn da dầu
Các triệu chứng của da dầu và mức độ nghiêm trọng của chúng khác nhau giữa mọi người. Da dầu thường sẽ có những biểu hiện như sau:
Da luôn trong trạng thái bóng nhẫy vì đổ nhiều nhờn, đặc biệt là vùng chữ T.
Lỗ chân lông to, bề mặt da sần sùi như vỏ cam, không láng mịn.
Các lớp trang điểm thường không thể bám quá lâu trên da.
Thường xuyên nổi mụn.
Da sạm màu, dễ bắt nắng.
Nguyên nhân dẫn đến da dầu
Di truyền
Da dầu có xu hướng di truyền trong các thành viên trong gia đình. Nếu ba hoặc mẹ của bạn có làn da dầu thì có khả năng cao là bạn cũng sẽ sở hữu làn da dầu.
Lỗ chân lông to
Lỗ chân lông to cũng được xem là một yếu tố di truyền, ví dụ như ông bà cha mẹ bạn có ai đó sở hữu các lỗ chân lông rộng thì bạn có thể được thừa hưởng đặc điểm này từ họ. Tuy nhiên, đôi khi lỗ chân lông của bạn giãn ra do tuổi tác, thói quen sinh hoạt, môi trường sống…
Mình đặc biệt để ý các bạn có da dầu, các lỗ chân lông của họ thường rất to và tiết nhiều dầu nhờn.
Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp
Da dầu cũng xuất hiện khi bạn sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp. Khi da không được dưỡng ẩm đầy đủ, các tuyến bã nhờn sẽ hoạt động để tạo ra dầu nhờn để dưỡng ẩm cho da và đôi khi tạo ra quá nhiều dẫn đến tình trạng thừa dầu, da bạn trở nên bóng nhẫy.
Rửa mặt quá nhiều
Mục đích của việc rửa mặt và tẩy tế bào chết là để loại bỏ dầu nhờn và vi khuẩn nhưng nếu bạn làm quá nhiều lần trong ngày thì sẽ vô tình loại bỏ lớp màng ẩm bảo vệ da. Điều này có thể khiến tuyến bã nhờn của bạn chuyển sang chế độ khẩn cấp, khiến chúng sản xuất nhiều dầu hơn để bù đắp cho sự mất mát.
Bản chất của các sản phẩm cleanser là làm sạch và có khả năng gây khô da, khi da khô thì sẽ tự động tiết dầu nhờn nhiều. Để giữ cân bằng cho da dầu, bạn chỉ nên rửa mặt 2 lần/ngày là đủ.
Không nên rửa mặt quá nhiều vì sẽ làm khô da và gây nên tình trạng da tiết quá nhiều bã nhờn.
Thay đổi hormone
Hormone ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất dầu, nên khi nồng độ hormone bị thay đổi sẽ ảnh hưởng đến làn da của bạn.
Trong giai đoạn dậy thì và khi mang thai, hormone thay đổi có thể dẫn đến tăng nồng độ androgen – là một trong những nguyên nhân dẫn đến da dầu. Khi có nhiều androgen hơn, nhiều bã nhờn được đẩy lên bề mặt da qua lỗ chân lông, tạo ra một lớp dầu bóng. Khi dầu thừa bị kẹt trong lỗ chân lông, nó kết hợp với các tế bào da chết và vi khuẩn trên bề mặt da và bên trong lỗ chân lông, dẫn đến nổi mụn và các nhược điểm khác.
Da thay đổi theo mùa
Thời tiết thay đổi theo mùa cũng là một trong những nguyên nhân khiến da thay đổi, điều tiết dầu để cân bằng độ ẩm cho da. Vào mùa xuân và hè thì nhiệt độ và độ ẩm gia tăng, điều này khiến tuyến bã nhờn hoạt động nhiều hơn, sản sinh nhiều lượng dầu trên da.
Phân loại da dầu
Da dầu được chia làm 3 dạng khác nhau:
Da dầu không bài tiết được
Đây là loại da không bóng nhờn nhưng lỗ chân lông bị bít kín, các chất bã ứ đọng lại, không bài tiết ra được, làm da sần sùi, lốm đốm đen sờ vào rất cứng. Với loại da này cần phải rửa mặt thật sạch bằng sữa rửa mặt chuyên sâu, tẩy da chết thường xuyên để loại bỏ bớt cặn bã trên bề mặt lỗ chân lông, giải phóng bã nhờn.
Da dầu vì bài tiết thái quá
Đây là loại da điển hình nhất, bề mặt da bóng láng, lỗ chân lông nở to và rất dễ bị mụn trứng cá. Với loại da này khi ra đường cần phải bít kín để tránh bụi bẩn tiếp xúc với da, chăm rửa sạch mặt và phải có chế độ ăn uống ngủ nghỉ hợp lý để tránh tăng tiết nhờn và gây mụn.
Da dầu vì thiếu nước
Da bị dầu thực chất là một làn da thiếu nước. Khi da quá khô không đủ nước, cơ chế của da sẽ tự sản sinh ra dầu nhờn để tăng cường độ ẩm bảo vệ da. Vì thế ngoài việc hạn chế tiết dầu, cân bằng da thì việc cung cấp ẩm cho loại da này là yếu tố không thể thiếu.
Bedauplace gửi tới bạn quy trình chăm sóc da dầu chuẩn, giúp cân bằng độ pH trên da, kiềm dầu tốt hơn. Cùng theo dõi nhé!
Cách chăm sóc da dầu hàng ngày đúng cách
Da dầu thường gây ra mụn và các vấn đề khó chịu nhưng lợi ích của da dầu là giúp da bạn lâu già hơn so với các loại da khác. Nhiều người ở tuổi 30, 40 nhưng thuộc tuýp da dầu nên vẫn còn rất tươi trẻ và xinh đẹp.
Mặc dù bạn không thể thay đổi loại da, nhưng có những điều bạn có thể làm để kiểm soát làn da dầu của mình.
Bước 1: Tẩy trang và rửa sạch mặt
Tẩy trang là bước đầu tiên để loại bỏ dầu nhờn, trang điểm, bụi bẩn trên mặt. Không giống như những làn da khác, da dầu luôn bị tiết nhiều dầu nhờn hơn, đặc biệt ở vùng chữ T. Sự kết hợp của mồ hôi và khói bụi sẽ khiến lỗ chân lông càng dễ bí tắc khiến mụn “biểu tình” nhiều hoưn. Vì thế, tẩy trang – có thể nói là bước đệm quan trọng nhất không những nâng hiệu quả làm sạch da, giúp da thông thoáng mà còn tạo một lớp đệm tốt để da có thể hấp thụ các dưỡng chất ở những bước skincare tiếp theo.
Sau khi tẩy trang, cần thực hiện rửa mặt để loại bỏ sạch, sâu hơn trong các lỗ chân lông. Rửa mặt sẽ đảm bảo làn da của bạn sạch bụi bẩn và cặn trang điểm, giúp hạn chế làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn. Hình thành thói quen rửa mặt mỗi sáng sau khi thức dậy và mỗi tối trước khi đi ngủ. Đây là bước quan trọng nhất trong mọi quá trình chăm sóc da đặc biệt là đối với những người da dầu. Nhiều nghĩ cho rằng không cần thiết phải rửa mặt vào buổi sáng vì khi ngủ không tiếp xúc với các yếu tố gây hại cho da như ánh nắng mặt trời, bụi bẩn. Tuy nhiên, buổi đêm lại chính là khoảng thời gian da loại bỏ các tế bào chết cũng như các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Đó là lý do vì sao bạn nên rửa mặt vào mỗi buổi sáng bằng sữa rửa mặt có chứa một số chất như acid salicylic, chúng giúp loại bỏ các tế bào chết và bã nhờn, ngăn ngừa sự tích tụ trong lỗ chân lông.
Lưu ý chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ cho da dầu. Hầu hết mọi người khi sở hữu làn da dầu nhờn cho rằng phải sử dụng loại sữa rửa mặt có chất tẩy mạnh thì mới loại bỏ được hết bã nhờn trên da. Tuy nhiên, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm, bởi những loại sữa rửa mặt này có tính năng bào mòn da quá cao sẽ càng khiến da tiết thêm dầu. Vì vậy, chỉ nên sử dụng loại sữa rửa mặt có độ pH 4,5 đến 5,5 là phù hợp. “Hãy sử dụng một loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, bởi các loại xà phòng có tính tẩy mạnh có thể kích thích da sản xuất nhiều dầu hơn” – April Armstrong, tiến sỹ y dược, trợ lý giáo sư khoa da liễu tại trường Đại học California, Davis, cho biết.
Bước 2: Tẩy tế bào chết và đắp mặt nạ định kỳ
Sau bước làm sạch cơ bản, những bạn da dầu cần thực hiện định kỳ mỗi tuần 2 lần bước tẩy tế bào chết bằng các sản phẩm chứa acid lactic, acid glycolic, acid salicylic; và đắp mặt nạ đất sét. Chỉ như vậy chúng ta mới có thể hạn chế được sự tiết dầu, ngăn ngừa mụn và lão hóa cho da.
Các lớp tế bào chết là nơi trú ngụ lý tưởng của rất nhiều vi khuẩn và bụi bẩn. Lâu dầu chúng sẽ tích tụ làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây mụn trứng cá. Vì vậy nên loại bỏ tế bào chết cho da dầu 2 lần 1 tuần để làm thông thoáng lỗ chân chân, ngăn ngừa mụn trứng cá và kích thích tế bào mới phát triển.
Mặt nạ đất sét là bước bổ sung, góp phần làm giảm lượng dầu trên da. Đất sét có khả năng hút dầu thừa cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, các nàng chỉ nên sử dụng với tần suất 1-2 lần/ tuần thôi nhé!
Bước 3: Sử dụng sản phẩm kiểm soát nhờn và giải quyết các vấn đề về da
Các sản phẩm phù hợp với làn da dầu, đặc biệt da có mụn gồm: Toner, Serum, kem trị mụn, kem chấm mụn… nên chứa Sulfur, Hyalurnic acid, Zinc, Benzoy peroxide, Vitamin B3. Những chất này giúp kiểm soát dầu nhờn trên da tốt, ngăn ngừa hình thành mụn.
Hãy dùng toner để cân bằng da. Da thường hay bị khô và căng hơn sau khi rửa mặt, đây chính là lúc da bị mất cân bằng. Vì thế bạn cần sử dụng tới toner (nước hoa hồng) để cân bằng độ ẩm cho da. Sử dụng Toner cho da dầu sẽ giúp bạn cân bằng độ pH ở mức lý tưởng nhất (5.5) giúp làm sạch sâu bên trong da, lấy đi những bụi bẩn ở sâu dưới lỗ chân lông mà 2 bước tẩy trang và sữa rửa mặt không rửa trôi hết được.
Bước 4: Thường xuyên dùng kem dưỡng ẩm
Những người có làn da dầu đôi khi bỏ qua bước dưỡng ẩm này vì họ tin rằng dầu trên da đã đủ khả năng dưỡng ẩm. Nhưng thực tế dầu thừa lại là hậu quả của da thiếu nước. Các tuyến bã nhờn phải làm việc quá sức bằng cách cố gắng đưa độ ẩm trở lại vào da khô, do đó tạo ra dầu thừa. Vì vậy, thay vì bỏ qua kem dưỡng ẩm, hãy cố gắng tìm đúng loại kem dưỡng ẩm phù hợp cho da dầu. Hãy sử dụng một loại kem nhẹ, không có dầu và cồn (no oil, oil free), thẩm thấu nhanh, chứa Hyaluronic Acid, Glycerin, Vitamin B3.
Bước 5: Luôn dùng kem chống nắng
Các bạn có làn da dầu thường nghĩ rằng kem chống nắng sẽ làm bí bách lỗ chân lông. Tuy nhiên, bất kỳ loại da nào cũng cần phải được bảo vệ khỏi tác hại của tia UV.
Tiếp xúc với tia UV mà không dùng kem chống nắng có thể kích thích sản xuất bã nhờn. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng các loại thuốc trị mụn thì độ nhạy cảm của da với tia cực tím có thể tăng cao, khiến bạn có nguy cơ bị tổn thương da. Bạn có thể dùng các loại kem chống nắng không chứa dầu để hạn chế làm bí bách lỗ chân lông nhé.
Ngoài ra: Bổ sung kẽm giúp da giảm tiết dầu
Bổ sung Kẽm (Zinc) qua đướng thức ăn hoặc viên uống vừa có tác dụng giảm tiết bã nhờn vừa giúp ngăn ngừa mụn trứng cá.
Sinh hoạt khoa học
Đầu tiên là hạn chế căng thẳng, mệt mỏi và stress. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thường xuyên gặp phải căng thẳng quá mức có thể khiến mất cân bằng một số hormone trong cơ thể, khiến các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn ảnh hưởng đến sức khỏe của làn da.
Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Nghỉ ngơi đầy đủ rất quan trọng đối với sức khỏe của cơ thể. Đồng thời còn có khả năng cải thiện vẻ đẹp của làn da. Thiếu ngủ có thể làm tăng insulin, dẫn đến việc tạo ra IGF-1 – một loại hormone kích thích sản xuất bã nhờn
Xây dựng một chế độ ăn hợp lý. Các chuyên gia khuyến cáo nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày kèm theo sử dụng nhiều thực phẩm nguồn gốc thực vật như các loại rau, củ, quả. Một chế độ ăn nhiều rau xanh và hạn chế thực phẩm nguồn gốc động vật đã được chứng minh giúp giảm viêm, giảm tiết bã nhờn. Ngoài ra, bằng cách giảm lượng đường đơn và sử dụng các thực phẩm nguồn gốc thực vật giúp làm giảm độ nhờn của da, cân bằng lượng hormone cũng như cung cấp đầy đủ các chất thiết yếu cho da để có một làn da khỏe mạnh. Lưu ý khi sử dụng một số thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày: Tránh sử dụng đồ uống có cồn và các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao có thể khiến da tăng tiết bã nhờn.
Tránh để tay tiếp xúc với da mặt. Bàn tay của bạn thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, bụi bẩn và vi khuẩn. Vì vậy, hãy giữ tay tránh xa khuôn mặt. Đây là một thói quen khó bỏ nhưng hành động nhỏ này chỉ khiến cho làn da nhờn của bạn trở nên trầm trọng hơn mà thôi.