Ngôi nhà là nơi mà phần lớn thời gian các bé dưới 6 tuổi sẽ sinh hoạt và vui chơi. Và đó cũng là thời điểm mà não bộ của trẻ phát triển nhanh nhất cả về kích thước và các chức năng. Do đó, cha mẹ hãy tạo môi trường tốt nhất cho con học tập và phát triển.
Các hoạt động nên tập trung vào chính bản thân trẻ
Lấy trẻ là trung tâm, cha mẹ hãy tạo ra các hoạt động với trẻ bắt nguồn từ sự đam mê, tò mò, hứng thú, hay từ chính nỗi sợ hãi của trẻ để giúp trẻ vượt qua.
Khi trẻ có 1 nỗi sợ nào đó, chúng ta không thể sợ thay cho trẻ cũng không thể giúp trẻ tránh khỏi nó. Chỉ khi trẻ đối mặt và nhận ra cách để vượt qua thì trẻ mới thoát khỏi nỗi sợ đó.
VD1: đứa trẻ sợ bóng tối, thay vì chọn chỗ sáng, bạn nên nắm tay trẻ, không cần trấn an, vẫn nói chuyện bình thường và bước đi. Khi vừa đến chỗ sáng, bạn quay lại bé mà nói rằng: Mẹ con mình vừa đi qua chỗ sáng hơn, chỗ vừa rồi chỉ tối hơn chỗ này thôi. Con biết có cách nào làm chỗ này bị tối không? Đợi bé trả lời. Dù bé có trả lời hay không, bạn cũng có thể chỉ bé 1 trò vui để làm như bên dưới:
"Con dùng bàn tay che 2 mắt mình lại nhé, con thấy gì không nào?"
Không thấy gì đúng không con, vậy con hé hé 1 ngón tay thử xem, hơi tối 1 tí, nhưng con có thấy gì không nè? thử bước đi cùng mẹ nhé! Đơi bé trả lời.
Sau đó, con hãy hé dần những ngón tay và đi thử xem ! Đúng rồi, nếu lần sau con đi qua chỗ tối, nếu thấy sợ con hãy chơi trò này cùng mẹ. Con có thể dùng tay che và nhìn qua kẻ hở để đi, đồng ý không nè! Mẹ chắc chắc con sẽ đi tới được ánh sáng. Chúng ta sẽ cùng chơi trò đó mỗi khi đi qua bóng tốt con nhé!
Cũng có thể cho trẻ 1 cái đèn pin. Đừng do dự dùng công cụ để giúp trẻ vượt nỗi sợ. Thực ra điều này cũng sẽ giúp trẻ hiểu trẻ nên tìm những giải pháp tích cực giải quyết vấn đề hơn là lo sợ.
VD2: Khi con nhìn thấy bóng của mình và sợ, bạn có thể chơi trò chơi: tạo ra bóng các hình thù con vật ngộ nghĩnh từ các ngón tay của bạn. Con sẽ hứng thú nói tên bóng các con vật trên tường, và biết rằng bóng đó là do tay mẹ tạo ra. Khi đó con sẽ không còn sợ khi nhìn thấy bóng của mình hoặc bất cứ đồ vật, người nào khác nữa.
Cha mẹ nên là người chơi cùng, quan sát
Bạn quan sát và nghiên cứu cách trẻ hoạt động, vui chơi và cùng trẻ phát triển, hơn là giám sát trẻ.
VD: khi giao bài tập để trẻ hoàn thành, nhiều cha mẹ mắc sai lầm là bắt trẻ làm theo số lượng bài hoặc quy định thời gian để tới kiểm tra. Họ thường nhìn vào sản phẩm hơn là quy trình trẻ trải qua. Ngược lại, cha mẹ nên quan sát quy trình của trẻ hơn là sản phẩm hay kết quả vì khi đó họ mới nhận ra nổ lực, khó khăn và thành công thực sự của đứa trẻ. Khi trẻ khó khăn họ nhìn thấy và hỗ trợ. Họ dạy đứa trẻ biết cách giải quyết vấn đề hơn là đứa trẻ chỉ biết báo cáo kết quả.
Cha mẹ là người đề ra kỷ luật cho các hoạt động
Sai lầm thường gặp của cha mẹ là chỉ tập trung vào nơi học tập lúc trẻ học, nhưng thực sự trẻ học ở mọi nơi trong chính căn nhà của trẻ. Trẻ học cách ăn đúng khi ăn và cách ngủ tốt khi đến giờ ngủ. Cha mẹ nên có những luật lệ rõ ràng và quy định cái gì được phép và không được phép, cũng như cho trẻ hiểu việc gì nên làm ở đâu và làm như thế nào là đúng.
Để tạo thói quen ăn, ngủ, sinh hoạt tốt và khoa học cho con ngay từ khi sinh, ba mẹ áp dụng hướng dẫn tại đây nhé:
- Giáo trình Rèn sữa (áp dụng cho trẻ từ 0 tháng tuổi)
- Giáo trình Rèn ngủ & Sinh hoạt (áp dụng cho trẻ từ 0 tháng tuổi)
- Giáo trình Rèn ăn dặm (áp dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi)
VD1: thiết bị điện tử không được phép trong bàn ăn và phòng ngủ. Nhiều cha mẹ la mắng trẻ khi đọc truyện tranh hay chơi điện thoại. Hậu quả của điều này là làm trẻ phát triển hành vi giấu giếm như trốn vào góc tối xem điện thoại hay chui vào mền đọc truyện. Nó chỉ làm ảnh hưởng đến thị giác của trẻ. Cách tốt hơn là cho trẻ biết thời gian và quy định chỗ nào trẻ có thể làm những việc này. Ví dụ trẻ từ 2 tuổi chỉ được xem ti vi hoặc ipad 10-15 phút mỗi ngày theo các chương trình mà ba mẹ chọn (hãy ưu tiên nội dung mà trẻ có thể học thông qua các chương trình đó chứ không cho xem lung tung vô bổ). Khi đó, trẻ thoải mái, vui vẻ, ít phát triển hành vi giấu giếm và cũng không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Note:
The Reggio Emilia Approach to Early Years Education. Education Scotland.