Press ESC to close

7 câu nói bạn nên nói với trẻ mỗi ngày để xây dựng sức mạnh trong trẻ

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard và MIT, lời nói của cha mẹ có thể mang sức mạnh cho một đứa trẻ, nhưng cũng có thể gây tổn thương sâu sắc đến chúng.

Lời nói rác với trẻ là gì

Lời nói “rác” không chỉ là lời nói hổ báo hét vào mặt trẻ, mà đôi lúc nó đơn giản là:

• Lời ra lệnh, quát mắng đứa trẻ thay vì thái độ lắng nghe, cứng rắn nhưng khuyên dạy.

• Lời quát tháo thay vì dùng lời yêu thương và khích lệ.

• Nó cũng xảy ra khi gia đình chả ai nói chuyện với ai, đôi lúc cả nhà bên nhau cũng không nói được câu nào. Ai cũng quan tâm đến chiếc điện thoại. Trẻ nhỏ sẽ lấy lời nói rác từ chính những gì trẻ xem như clip hài nhảm, clip bạo lực …

Jessamyn West từng nói 1 câu rất nổi tiếng:

" Xương bị gãy có thể lành, nhưng vết thương do lời nói gây ra là không thể biến mất". Tưởng rằng trẻ con còn nhỏ biết gì đâu mà căng thẳng và tổn thương, nhưng thực tế trẻ con vẫn có thể bị, thậm chí còn là đối tượng dễ bị tổn thương hơn hết. Với những đứa trẻ bị tổn thương tâm lý khi nhỏ, các nhà nghiên cứu tại ĐH Harvard và MIT nhận ra rằng những đứa trẻ này lớn lên thường không vui vẻ và hạnh phúc và chúng cũng không thể chủ động theo đuổi hoài bão và những điều tốt đẹp trong cuộc sống như những trẻ khác.

Tác động từ lời nói của cha mẹ đối với trẻ

Theo TS. Swanson từng chia sẻ: lời nói của cha mẹ có thể mang sức mạnh cho 1 đứa trẻ, nhưng cũng có thể gây tổn thương sâu sắc đến chúng. Theo ông, lời nói của cha mẹ có thể mang 2 ý nghĩa:

1. Tạo sức mạnh trong trẻ:

- Sự tích cực trong lời nói, hành động

- Đưa hướng dẫn rõ ràng

- Lời tán dương đúng vào nổ lực của trẻ

2. Triệt tiêu sức mạnh trong trẻ:

- La mắng, quát tháo

- Nói dối/không giữ lời hứa hay nói cho qua chuyện

- So sánh hoặc nói đi nói lại một vấn đề

- Tán dương sáo rỗng, chung chung

7 câu nói bạn nên nói với trẻ mỗi ngày để xây dựng sức mạnh trong trẻ

1. Con nghĩ như thế nào về điều này, về cái này...?

Nên sử dụng nó khi trò chuyện vào cuối ngày (lúc này có thể hỏi: con nghĩ ngày hôm nay như thế nào?) hoặc vừa cùng trẻ tham gia hoạt động nào đó cùng nhau.

Khi hỏi con câu đó là phụ huynh đang cho trẻ quyền được thể hiện suy nghĩ, tâm tư và quan điểm của chúng. Trẻ em tuy còn nhỏ tuổi nhưng chúng cũng có những suy nghĩ, quan điểm của riêng mình. Phụ huynh lắng nghe trẻ cũng giúp con cảm thấy mình được tôn trọng hơn. Từ đó con cũng học được cách tôn trọng người khác.

Việc cha mẹ vội vàng phủ nhận suy nghĩ của trẻ sẽ khiến con khép mình, tự ti và không dám thể hiện năng lực giữa đám đông.

2. Con định làm nó chứ! Con nghĩ sẽ làm như thế nào?

Khi đứa trẻ chia sẻ điều gì đó với bạn, cha mẹ đừng vội cười cợt, phủ nhận hay khiển trách trẻ, gạt ngang sự tò mò và sáng tạo của trẻ. Ngược lại, phụ huynh cần khuyến khích bé nói ra suy nghĩ của mình. Nhờ đó con cũng cảm thấy tự tin hơn đối với suy nghĩ của bản thân. Sau này lớn lên, con sẽ mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình và sẵn sàng phản bác lại nếu có sự trái chiều.

3. Con có quyết định thế nào?

Khi bạn nhận ra rằng: nếu bạn trao quyền cho trẻ lựa chọn, trẻ sẽ làm tốt hơn bạn rất nhiều. Đứa trẻ biết lựa chọn thì không bao giờ đòi hỏi vô lý nữa. Mặt khác chúng sẽ sớm trưởng thành hơn và tự tin lên rất nhiều.

4. Ngồi xuống đây với mẹ nào, bây giờ kể cho mẹ nghe.

Khi bạn cho trẻ cảm giác được lắng nghe như những người bạn thì đứa trẻ sẽ dễ dàng chia sẻ với bạn. Đừng đứng trên cao chỉ trỏ hay ra lệnh chỉ làm khoảng cách bạn và trẻ xa hơn. Hãy ngồi xuống để tầm mắt bạn và trẻ ngang bằng nhau. Đó là tư thế của trò chuyện và trao đổi. Câu chuyện sẽ được mở ra một cách tự nhiên.

Khi cha mẹ cho trẻ cảm nhận rằng, phụ huynh chính là người bạn tâm giao lớn tuổi của mình, thì đứa trẻ sẽ dễ dàng chia sẻ với bạn.

5. Mẹ cảm thấy vui và tự hào khi con đã nổ lực làm nó

Khi trẻ nỗ lực làm điều gì hay có cố gắng thực hiện 1 thử thách nào đó, dù kết quả ra sao bạn cũng nên cho trẻ biết bạn ghi nhận sự "nỗ lực của trẻ". Thực ra, nỗ lực mới chính là linh hồn của công việc. Dù làm điều gì, không có sức mạnh thôi thúc từ bên trong sẽ rất uể oải, hiệu quả công việc kém. Khi không có nỗ lực kết quả dù có chiến thắng hay thất bại cũng không còn ý nghĩa.

6. Con cảm thấy như thế nào?

Khi vô tình bạn và trẻ bị cuốn vào 1 tình huống nào đó. VD, bị 1 người lạ vô tình đụng trúng và buông lời mắng chửi và gây sự. Sau khi sự việc được giải quyết. Điều quan trọng là hỏi về cảm nhận của trẻ. Chúng ta thường nghĩ trẻ con còn nhỏ chưa nghĩ gì đâu. Nhưng thực ra chúng sẽ có cảm xúc riêng của chúng về 1 biến cố nào đó. Có thể là tích cực, cũng có thể là tiêu cực. Quan tâm và hiểu cảm xúc của trẻ rất quan trọng để giúp trẻ giải tỏa các cảm xúc này. Điều này ý nghĩa hơn là những quan tâm giả tạo như mẹ mua bánh cho con nhé, có sao không con...

7. Mẹ luôn muốn nghe, khi cần hãy tâm sự với bố mẹ nhé.

Hãy cho con biết cha mẹ luôn ở tâm thế chờ đợi những chia sẻ từ trẻ. Nhờ đó con ý thức được hành động của mình hơn. Thực ra, bạn đừng quá mong đợi đứa trẻ sẽ kể cho nghe khi chúng có vấn đề vì chúng luôn muốn tìm cách giải quyết nó và sợ chia sẻ với cha mẹ với nhiều lí do như bị la rầy chẳng hạn. Lời nói này chỉ để trẻ biết rằng: Cha mẹ luôn bên con!

Bedauplace

Bedauplace

Bedauplace - Hành trình chăm sóc bé từ những năm đầu đời với kiến thức đa dạng về dinh dưỡng, giấc ngủ, vận động và học ngoại ngữ. Khám phá cùng chúng tôi và trải nghiệm mua sắm chất lượng với các sản phẩm chính hãng, đảm bảo sự phát triển vững chắc cho bé yêu của bạn.

Bình luận ()

wave