Press ESC to close

Viêm lỗ chân lông: nguyên nhân và cách điều trị

Viêm lỗ chân lông tưởng đơn giản nhưng lại dai dẳng khiến ai bị viêm lâu dần cũng khó chịu bởi lớp da thô mẩn đỏ sần sùi mất thẩm mĩ và vô cùng ngứa ngáy.

Viêm lỗ chân lông là gì?

Viêm lỗ chân lông (hay còn gọi là viêm nang lông) là tình trạng các nang lông bị nhiễm trùng. Nang là nơi lông được mọc ra, nằm ở bên dưới da, nên bệnh còn được gọi là viêm chân lông hay viêm lỗ chân lông.

Bệnh viêm nang lông có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là ở các vị trí ma sát nhiều như lưng, ngực, đùi…

Ngoài ra, các yếu tố như mồ hôi, da có nhiều dầu và sử dụng mỹ phẩm có thể gây bít tắc các nang lông, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tồn tại và phát triển trên da đi vào các nang lông và gây nhiễm trùng.

Dấu hiệu nhận biết viêm lỗ chân lông

- Ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ: đây là dấu hiệu tiêu biểu, tiên quyết nhất mà bạn có thể nhìn thấy ở căn bệnh này. Các vết mẩn đỏ sẽ nhỏ li ti kèm theo ngứa ngáy. Đây là dấu hiệu nhẹ của bệnh viêm lỗ chân lông.

- Nổi mụn đỏ: đây là giai đoạn thứ 2 của bệnh. Khi các vết mẩn đỏ của bạn to ra và đã lan rộng sang các vùng lân cận thì nó sẽ làm mủ, điều này cũng có nghĩa là bệnh viêm nang lông của bạn đã chuyển biến sang tình trạng năng hơn.

- Lông ở vùng da đó bị xoắn vào trong:đây là biểu hiện của lông mọc ngược. Những sợi lông này thường nhỏ và mỏng như tơ, lớp da bên ngoài sẽ bị viêm, thường thì sẽ nổi một cái mụn nước nhỏ ở chỗ nang lông đó, về lâu dài sẽ làm mủ, sưng và đau nhức.

- Xuất hiện mủ màu trắng, bên trong có lông: Sau các dấu hiệu trên, đây chính là sự phát tán cao nhất của bệnh này. Các vết mẩn hoàn toàn chuyển thành mụn, có mủ và dịch nước bên trong. Sau khi các nốt mụn này vỡ, lớp da xung quanh sẽ đóng thành vảy quay quanh vết mụn.

Viêm nang lông ở chân gây khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý của người bệnh. Da chân, nhất là bắp chân nổi mụn sần sùi khiến nhiều người mất tự tin. Chị em phụ nữ không dám diện váy hoặc đồ ngắn hở chân. Trường hợp viêm nhiễm nặng dễ gây ra các ổ apxe, nhiễm trùng, mưng mủ, sưng đau và hình thành sẹo xấu.

Nguyên nhân bị viêm lỗ chân lông

Viêm nang lông là do nhiễm khuẩn tại lỗ chân lông hoặc chân tóc, gây ra bởi vi khuẩn hoặc nấm nhưng rất hiếm gặp. Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm nang lông là do vi khuẩn đa số là tụ cầu trùng. Ngoài ra có thể do nấm, virut, ký sinh vật...

Tuy nhiên, có một số nguyên nhân chủ yếu sau gây ra viêm nang lông mà chúng ta không nên bỏ qua:

- Do di truyền:Theo kết quả thống kê thì có hơn 60% người mắc bệnh viêm nang lông có người thân hoặc người sinh thành trực tiếp mắc bệnh này, trước đó.

- Do vệ sinh da và tẩy lông không đúng cách: Da không được tẩy da chết thường xuyên, gây bít tắc lỗ chân lông.

- Do tuyến bã dầu: Da tiết quá nhiều dầu sẽ khiến lỗ chân lông bị bít lại, dầu, mồ hôi và cả bụi bẩn không thoát ra được. Đây chính là cơ hội khiến các vi khuẩn xâm nhập sinh ra viêm nhiễm dẫn đến viêm chân lông.

- Sử dụng thuốc quá nhiều: Nếu bạn có bệnh và cần sử dụng thuốc kháng sinh liên tục trong một thời gian dài thì các lợi khuẩn của cơ thể dần dần sẽ bị tiêu diệt, thay vào đó là sự phát triển của các vi khuẩn kị khí dẫn đến viêm lỗ chân lông.

- Do sử dụng quần áo bó sát: quần áo bó sẽ cọ xát mạnh vào da…cũng là nguyên nhân gây viêm nang lông, nhất là các loại quần áo làm từ sợi tổng hợp thường không được thông thoáng.

- Ngoài ra, rối loạn nội tiết, người đổ nhiều mồ hôi, khí hậu nóng ẩm cao, môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề cũng là những yếu tố trực tiếp gây nên tình trạng viêm nang lông. Những người bị các bệnh liên quan đến suy yếu hệ miễn dịch như tiểu đường, thận, da bị tổn thương sẵn cũng thường là đối tượng của viêm nang lông.

Hướng dẫn điều trị viêm nang lông tại nhà

Nếu viêm lỗ chân lông đang ở mức độ nhẹ và chưa hình thành mủ viêm thì bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng sau:

- Vệ sinh, làm sạch da đều đặn. Tẩy da chết mỗi tuần 2 lần cho cả mặt và body. Đối với da mặt, chú trọng làm sạch da 3 bước mỗi ngày.

- Chọn sữa tắm dịu nhẹ và có tác dụng cung cấp độ ẩm cho da. Sữa rửa mặt dạng sữa sẽ tốt hơn dạng thỏi hoặc gel.

- Đối với da body: nên dùng kem dưỡng có chứa thành phần AHA để tẩy da chết ở sâu trong lỗ chân lông.

Đối với các trường hợp nặng hơn, bạn nên gặp bác sĩ da liễu để kiểm tra và tư vấn hướng điều trị cụ thể, tránh để lâu mà gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới cơ thể cũng như chất lượng cuộc sống của bạn.

Đọc thêm: Sự quan trọng của tẩy da chết dạng hạt đối với da

Bedauplace

Bedauplace

Bedauplace - Hành trình chăm sóc bé từ những năm đầu đời với kiến thức đa dạng về dinh dưỡng, giấc ngủ, vận động và học ngoại ngữ. Khám phá cùng chúng tôi và trải nghiệm mua sắm chất lượng với các sản phẩm chính hãng, đảm bảo sự phát triển vững chắc cho bé yêu của bạn.

Bình luận (3)

wave
  • John Doe

    John Doe

    Jan 08, 2021 14:41 pm

    Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Etiam vitae odio ut tortor fringilla cursus sed quis odio.

    Reply
  • John Doe

    Helen Doe

    Jan 08, 2021 14:41 pm

    Maecenas tempus, tellus eget condimentum rhoncus, sem quam semper libero, sit amet adipiscing sem neque sed ipsum.

    Reply
  • John Doe

    Anna Doe

    Jan 08, 2021 14:41 pm

    Cras ultricies mi eu turpis hendrerit fringilla. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia.

    Reply

Viết bình luận

wave