Press ESC to close

Có nên nặn mụn hay không?

Có rất nhiều người bị mụn, thường xuyên nặn mụn, nhưng lại khiến mụn không đỡ mà càng lây lan, viêm nhiễm nặng hơn. Vậy lấy nhân mụn có thực sự tốt hay không, và điều gì cần lưu ý khi lấy nhân mụn?

Nặn mụn là gì?

Nặn mụn là một phương pháp dùng các dụng cụ chuyên dụng tác động vào bề mặt da nơi có mụn để đẩy nhân mụn ra ngoài, giúp việc điều trị mụn nhanh hơn mà vẫn an toàn cho da, tránh trường hợp mụn lây lan ra nhiều vùng da khác.

Nặn mụn hỗ trợ quá trình điều trị mụn như thế nào?

Nhân mụn khi được nặn đúng cách, đúng kỹ thuật và đúng thời điểm sẽ hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị mụn đáng kể:

- Làm sạch bề mặt da, tạo cảm giác thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa hình thành mụn mới: Sau bước lấy nhân mụn, da sẽ thông thoáng hơn, dễ hấp thụ dưỡng chất đặc trị hơn, kết hợp với quá trình thoa thuốc sẽ làm lành những tổn thương do mụn gây ra, giúp da tái tạo nhanh hơn.

- Giảm mức độ viêm nhiễm: Nhân mụn khi được lấy đúng cách sẽ giúp ngăn chặn việc mụn tiến triển và lây lan sang các vùng da khác, từ đó ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm.

- Da hấp thu tốt hơn thuốc đặc trị: Sau khi nhân mụn được lấy đi, da sẽ trở nên sạch sẽ, tạo điều kiện cho các thuốc đặc trị hấp thu tốt hơn nhằm tăng hiệu quả điều trị

Khi nào nên nặn mụn:

- Những vết mụn đã khô cồi, phần nhân cứng đã trồi lên trên bề mặt.

- Các loại mụn ở thể nhẹ, mọc riêng lẻ, kích thước nhỏ và cồi mụn khô, đen, trồi lên bề mặt da.

- Một số loại mụn khác như: mụn cám, mụn đầu đen...

Lưu ý tuyệt đối không được nặn khi mụn còn đang sưng viêm vì điều này sẽ khiến cho tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng. Bên cạnh đó, chỉ có thể nặn một số loại mụn như mụn đầu đen, mụn ẩn… Không nặn các loại mụn viêm, mụn đầu trắng, chưa gom cồi, từ đó làm ổ mụn bị phá vỡ và lây lan dưới các tầng sâu hơn của da, tăng lượng vi khuẩn gây mụn P.acnes trên da, khiến mụn chuyển biến nặng hơn, nguy cơ để lại thâm mụn và sẹo rỗ cao.

Đối với các mụn đang sưng, nhân mụn chưa chín, bạn có thể dùng thuốc bôi mụn Benzoyl Peroxide để đẩy nhanh tốc độ khô cồi. Benzoyl Peroxide sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn P.acnes, khiến nhân mụn nhanh cứng và đẩy lên bề mặt da.

Thuốc bôi mụn Clean & Clear chứa thành phần Benzoyl Peroxide trị mụn hiệu quả

Tuyệt chiêu nặn mụn không để lại sẹo và thâm

Bước 1: Làm sạch da mặt bằng các bước tẩy trang, rửa mặt.

Bước 2: Xông mặt trước khi nặn.

Đây là bước quan trọng nhất trước khi tiến hành lấy nhân mụn. Bạn có thể sử dụng một nồi nước nóng đun với sả để xông hơi mặt khoảng từ 10-15 phút giúp lỗ chân lông giãn nở, tạo điều kiện thuận lợi đế lấy nhân mụn một cách dễ dàng hơn. Đồng thời, phương pháp này cũng giúp bề mặt da được thông thoáng, đào thải độc tố và bụi bẩn sâu.

Bước 3: Rửa tay và dụng cụ sạch sẽ.

Một điều tuyệt đối không thể quên khi tiến hành lấy nhân mụn chính là vệ sinh sạch sẽ tay và các dụng cụ lấy nhân mụn. Không dùng chung dụng cụ lấy nhân mụn với người khác vì sẽ dễ dàng lây lan viêm nhiễm, nhiễm trùng và một số bệnh khác. Hơn nữa, không vệ sinh sạch sẽ trước khi lấy nhân mụn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập sâu vào bên trong da gây nên sưng viêm nặng.

Bước 4: Nặn mụn:

Chọn các nhân mụn đã chín, khô cồi để nặn. Tuyệt đối không nặn các mụn đang sưng viêm.

Bước 5: Đắp mặt nạ trị mụn giúp giảm viêm

Sử dụng mặt nạ đất sét có tác dụng hút nhân mụn và dầu thừa, se khít lỗ chân lông và làm sáng da để đắp sau khi lấy nhân mụn.

Bước 6: Dùng nước hoa hồng/ toner.

Bước cuối cùng trong quá trình nặn mụn là dùng nước hoa hồng giúp cân bằng độ PH cho da, làm se khít lỗ chân lông sau nặn.

Đọc thêm: Tại sao nên điều trị mụn bằng Benzoyl Peroxide?

Bedauplace

Bedauplace

Bedauplace - Hành trình chăm sóc bé từ những năm đầu đời với kiến thức đa dạng về dinh dưỡng, giấc ngủ, vận động và học ngoại ngữ. Khám phá cùng chúng tôi và trải nghiệm mua sắm chất lượng với các sản phẩm chính hãng, đảm bảo sự phát triển vững chắc cho bé yêu của bạn.

Bình luận ()

wave