Press ESC to close

Nguyên nhân và cách chữa hôi miệng đơn giản, hiệu quả

Chứng hôi miệng làm cho chúng ta gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong công việc. Vậy đâu là nguyên nhân chính gây hôi miệng và cách chữa trị như thế nào cho hiệu quả để có được hơi thở thơm mát khi giao tiếp.

Hôi miệng là bệnh gì?

Hôi miệng là một bệnh lý phổ biến ở cả người lớn và trẻ em ai cũng có thể mắc phải. Nhất là khi bạn không chăm sóc và vệ sinh răng miệng thường xuyên thì tình trạng này sẽ tồi tệ hơn. Đừng chủ quan khi bị hôi miệng mà không chữa vì nó có thể là biểu hiện của một số bệnh nha khoa nghiêm trọng khác.

Các nguyên nhân chính gây hôi miệng

1. Các bệnh lý gây hôi miệng

Khoảng 10% các trường hợp hơi thở có mùi hôi thối không do nguyên nhân từ miệng, mà do một số bệnh ung thư và rối loạn chuyển hóa, có thể gây ra hơi thở có mùi đặc trưng do hậu quả của các hoá chất mà chúng sản sinh.

Bệnh phổi

Các bệnh viêm phổi, viêm khí quản, thậm chí ung thư phổi cũng dẫn đến hôi miệng ở các mức độ khác nhau. Những mùi hôi này do khí tích tụ trong phổi gây ra.

Bệnh đường hô hấp

Khi bị viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan hay viêm vọng, … các chất nhày chảy xuống họng từ mũi và đóng lại nơi cuốn họng hoặc cuốn lưỡi gây nên mùi tanh hôi khó chịu.

Các bệnh đường hô hấp cũng là nguyên nhân gây nên mùi hôi miệng

Bệnh dạ dày

Khi mắc các bệnh dạ dày như: ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày, … thường tạo ra mùi hôi khó chịu do axit trào ngược từ dạ dày lên họng làm tăng nguy cơ vi khuẩn phát triển gây nên hơi thở có mùi hôi.

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường làm giảm lưu lượng máu đi đến các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả nướu răng. Khi không nhận đủ lượng máu thích hợp thì nướu và răng trở nên yếu và dễ bị nhiễm trùng hơn.

Bên cạnh đó bệnh tiểu đường còn có thể làm tăng nồng độ đường trong miệng, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của vi khuẩn, từ đó gây ra hôi miệng.

Bệnh suy gan

Gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể có chức năng trao đổi chất và thanh lọc độc tố trong cơ thể. Khi gan bị tổn thương, chức năng của gan bị suy giảm sẽ khiến các độc tố không được đào thải ra ngoài, tích tụ lại khiến cho hơi thở có mùi hôi khó chịu.

2. Thực phẩm gây hôi miệng

Khi ăn những thức ăn hay nước uống có chứa chất gây khô miệng, như chất lỏng có chứa alcohol (rượu vang hay một số nước súc miệng) và thuốc lá, hay cung cấp hàm lượng protein hay đường cao. Các thực phẩm từ sữa được khi phân huỷ trong miệng sẽ giải phóng các amino axit chứa rất nhiều sulphur. Hành và tỏi có chứa hàm lượng sulphur cao, có thể đi xuyên qua lớp lót đường ruột vào máu, và sau đó giải phóng vào trong phổi rồi bốc ra ngoài.

Hạn chế các loại thực phẩm nặng mùi

3. Các vấn đề về nha khoa gây hôi miệng

Vệ sinh răng miệng kém, nếu không chải răng và dùng chỉ tơ nha khoa hàng ngày, những mẩu thức ăn còn lại trong miệng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và tiết ra các chất hóa học như hydrogen sulfide - một hợp chất có mùi trứng thối đặc trưng.

Hợp chất sulphur dễ bay hơi được cho là được tạo ra bởi các vi khuẩn kỵ khí phân giải protein Gram âm. Những vi khuẩn này định vị tại những vùng ứ đọng của miệng, như là các túi nha chu, bề mặt lưỡi, vùng kẽ giữa các răng và trong sang thương sâu răng.

Những bệnh lý liên quan đến răng miệng đều có thể là tác nhân gây nên hôi miệng. Dưới đây là những nguyên nhân gây hôi miệng mà chúng ta thường gặp nhất.

Sâu răng

Sâu răng bắt nguồn từ việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, các mãng bám thức ăn ở chân và kẽ răng tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi phát triển tấn công và ăn mòn men răng, lâu ngày sẽ xuất hiện các vết sâu nhỏ li ti trên răng.

Khi chúng ta ăn các thức ăn sẽ rớt vào các lỗ sâu này tạo cơ hôi cho vi khuẩn phát triển, lâu ngày vi khẩn gây nên mùi hôi khó chịu.

Sâu răng và mảng bám là nguyên nhân chính gây hôi miệng

Viêm lưỡi

Lưỡi cũng là một trong những nguyên nhân chính gây hôi miệng hàng đầu. Bề mặt lưỡi là nơi các mảnh vụn thức ăn dễ dính lại, nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển phân hủy protein tạo ra mùi hôi. Khi thấy lưỡi có dải màu trắng dày thì nó chiếm tới 80-90% các nguyên nhân khiến hơi thở có mùi.

Viêm nướu

Các mãng bám tồn tại lâu ngày nếu không được làm sạch thì chúng sẽ hoạt động và thải độc tố khiến cho hơi thở có mùi hôi. Nếu viêm nướu phát triển thành viêm nha chu thì tình trạng hôi miệng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

4. Khô miệng

Nước bọt có vai trò quan trọng giúp giữ ẩm khoang miệng và diệt các vi khuẩn. Khi lượng nước bọt bị giảm sẽ là cơ hội để các vi khuẩn sinh sôi và gây nên mùi hôi miệng. Hơi thở vào buổi sáng có liên quan đến việc giảm sản xuất và tiết nước bọt dẫn tới làm khô miệng tạm thời và hôi miệng.

Khô miệng là nguyên nhân gây hôi miệng

5. Thuốc lá

Hút thuốc lá gây khô miệng và gây ra mùi hôi miệng đặc trưng rất khó chịu. Việc hút thuốc lá không chỉ tăng hàm lượng chất dễ bay hơi trong miệng và phổi mà còn làm trầm trọng thêm tình trạng này bởi vì ảnh hưởng làm khô niêm mạc miệng của nó. Người hút thuốc lá còn nhiều khả năng mắc bệnh viêm nha chu, nguyên nhân góp phần gây hơi thở hôi.

Cách ngăn ngừa và chữa hôi miệng hiệu quả nhất

Sử dụng các sản phẩm để che giấu (nguỵ trang)

Việc chỉ sử dụng các sản phẩm che giấu không phải là cách quản lý hôi miệng hiệu quả. Tuy nhiên, một số các sản phẩm thương mại có thể mua được như là bạc hà, kem đánh răng, nước súc miệng, bình xịt hay kẹo cao su không đường có chứa menthol để cố gắng kiểm soát hôi miệng với các mùi và hương thơm dễ chịu có thể đạt được hiệu quả che chắn trong thời gian ngắn.

Nước súc miệng với đặc tính kháng khuẩn có thể làm giảm sự hôi miệng do làm giảm số lượng các vi sinh vật về mặt hoá học.Nước súc miệng nên được sử dụng hai hoặc ba lần mỗi ngày trong ít nhất 30 giây. Trong trường hợp hôi miệng dai dẳng, có thể sử dụng một phác đồ 1 tuần metronidazole (200 mg x 3 lần mỗi ngày) với cố gắng loại bỏ những nhiễm khuẩn kỵ khí không xác định.

Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách

- Đánh răng sau khi ăn: Bạn có thể để bàn chải đánh răng tại nơi làm việc để sử dụng sau khi ăn. Nên đánh răng ít nhất hai lần một ngày, đặc biệt là sau bữa ăn.

- Dùng chỉ tơ nha khoa sau mỗi bữa ăn: Việc dùng chỉ nha khoa loại bỏ các hạt thức ăn giữa các kẽ răng sẽ giúp ngăn ngừa hơi thở hôi do thức ăn hiệu quả.

- Chải lưỡi: Lưỡi của bạn chứa rất nhiều vi khuẩn và là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển do chứa các hạt thức ăn thừa tích tụ, vì vậy hãy chải lưỡi hàng ngày để ngăn ngừa mùi hôi hiệu quả. Những người có lưỡi trắng tức là đang có sự phát triển quá mức của vi khuẩn, do vậy, cần làm sạch hàng ngày để ngăn chặn chữa hôi miệng nặng.

- Làm sạch răng giả hoặc dụng cụ nha khoa: Nếu bạn đeo niềng răng hoặc răng giả, hãy vệ sinh kỹ lưỡng ít nhất một lần một ngày hoặc theo chỉ dẫn của nha sĩ. Hãy vệ sinh răng miệng và cả các dụng cụ này trước khi đưa vào miệng.

Bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể

Để giữ cho miệng không bị khô, hãy uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày. Nhai kẹo cao su không đường để kích thích sản xuất nước bọt. Đối với trường hợp khô miệng mạn tính, nha sĩ hoặc bác sĩ của bạn có thể kê đơn chuẩn bị nước bọt nhân tạo hoặc một loại thuốc uống kích thích tiết nước bọt.

Uống nhiều nước để không bị khô miệng

Điều trị các bệnh lý răng miệng

Nhiễm trùng và sâu răng là điều kiện thuận lợi giúp các vi khuẩn sinh sôi hoặc do bệnh quanh Implant, hoại tử tủy, không làm sạch vôi răng, các tổn thương ở vùng khoang miệng, … làm miệng có mùi hôi. Mỗi loại nhiễm trùng khác nhau sẽ được điều trị với phương án tương ứng:

– Vệ sinh và cạo vôi răng 6 tháng 1 lần để loại bỏ môi trường gây hại và làm tăng nguy cơ hôi miệng từ các vi khuẩn, mảng bám dính chặt trên răng và nướu mà đánh răng không làm sạch được.

Cạo vôi răng ngăn ngừa hôi miệng và các bệnh về răng miệng

– Chữa sâu răng bằng cách vệ sinh và loại bỏ vùng vi khuẩn sâu răng rồi trám lại bằng vật liệu chuyên dụng an toàn và lành tính cho cơ thể. Một khi tủy đã bị nhiễm trùng hay đã chết do sâu răng nặng và ăn sâu vào cấu trúc răng, nếu không được điều trị, có thể hình thành mủ ở chóp chân răng trong xương hàm, tạo thành áp xe. Áp xe có thể phá hủy cấu trúc xương quanh răng và gây đau nhức cũng như mùi hôi miệng cực kỳ khó ngửi.

Điều trị bằng cách chữa và dọn sạch tủy bị viêm sau đó bọc răng sứ để bảo vệ răng thật bên trong.

Sâu răng cũng là một trong những nguyên nhân chính gây hôi miệng

– Viêm nhiễm vùng nướu và chân răng sẽ được chữa khỏi bằng việc vệ sinh và cạo vôi kết hợp với dùng thuốc kháng sinh để trừ bỏ hoàn toàn vi khuẩn.

Kháng sinh điều trị viêm nhiễm

Khám và kiểm tra răng định kỳ tại nha khoa uy tín

Khám răng định kỳ và thường xuyên ít nhất 6 tháng/lần là biện pháp hữu hiệu đề phòng ngừa sâu răng và hôi miệng.

Tránh hút thuốc lá

hạn chế cà phê, nước ngọt hoặc rượu – chúng không những không tốt cho sức khỏe mà còn làm hơi thở bạn có mùi khó chịu.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Tránh các loại thực phẩm như hành tây và tỏi có thể gây hôi miệng. Ăn nhiều thức ăn có đường cũng có liên quan đến hơi thở hôi.

Bổ sung probiotic

Probiotic là những vi khuẩn hoặc nấm men khi được đưa vào cơ thể sẽ có nhiều tác động tích cực không chỉ với hệ tiêu hóa. Tác dụng của probiotic trong hệ tiêu hóa là ngăn chặn khả năng bám dính của tác nhân gây bệnh và giảm lượng chất độc của chúng trên biểu mô ruột. Mục tiêu của probiotics là để ngăn chặn sự thành lập các vi khuẩn không mong muốn, vì vậy giới hạn sự xuất hiện trở lại mùi hôi miệng trong một thời gian dài
Bedauplace

Bedauplace

Bedauplace - Hành trình chăm sóc bé từ những năm đầu đời với kiến thức đa dạng về dinh dưỡng, giấc ngủ, vận động và học ngoại ngữ. Khám phá cùng chúng tôi và trải nghiệm mua sắm chất lượng với các sản phẩm chính hãng, đảm bảo sự phát triển vững chắc cho bé yêu của bạn.

Bình luận ()

wave