Press ESC to close

Review du lịch Làng cổ Đường Lâm – Cổ trấn bị lãng quên ngay sát Hà Nội

Làng cổ Đường Lâm là một làng cổ lâu đời mang rất nhiều nét văn hóa đặc sắc. Cho tới ngày nay, ngôi làng vẫn giữ được những đặc trưng cơ bản của một ngôi làng xưa với đình làng, cây đa, bến nước, chùa miếu...

Có thể nói, giá trị nghệ thuật ở nơi đây đã khiến cho Đường Lâm đã trở thành một điểm nhấn khi du lịch Hà Nội. Hãy cùng theo chân Đậu khám phá ngôi làng được ví là “Cổ trấn bị lãng quên” này nhé!

Làng cổ Đường Lâm ở đâu?

Làng cổ Đường Lâm nằm cách 44 km về phía tây của trung tâm thành phố Hà Nội, thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Tuy thường được gọi là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi. Nơi đây còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Phùng Hưng và Ngô Quyền.

Hướng dẫn đi làng cổ Đường Lâm

Nằm ngay ngoại thành Hà Nội nên đường đi đến làng cổ Đường Lâm cũng vô cùng dễ dàng và thuận tiện.

- Xe buýt: đây là phương tiện di chuyển an toàn và tiết kiệm nhất. Để đi từ Hà Nội đến làng cổ Đường Lâm, bạn có thể bắt các tuyến xe buýt số 77 (Hà Đông – Sơn Tây), số 71 (Mỹ Đình – Sơn Tây) hoặc số 70 (Kim Mã – Sơn Tây). Sau khi đến điểm dừng chân là bến xe Sơn Tây, bạn hãy bắt taxi hoặc xe ôm để di chuyển đến làng cổ Đường Lâm.

- Xe khách: xe khách cũng là một lựa chọn hợp lý nếu muốn đến làng cổ Đường Lâm. Bạn có thể bắt xe khách tuyến Mỹ Đình – Phú Thọ vô cùng tiện đường và có nhiều chuyến liên tục, chỉ khoảng 1 tiếng 15 phút là có một chuyến mới.

- Xe máy hoặc ô tô cá nhân: Nếu muốn tự do về giờ giấc cũng như lịch trình tham quan, bạn có thể đi bằng các phương tiện cá nhân. Bạn có thể đi theo hướng Đại lộ Thăng Long hoặc quốc lộ 32 để lên thị xã Sơn Tây. Đường đi cũng khá dễ dàng và thuận tiện.

Giá vé vào làng cổ Đường Lâm

Giá vé tham quan làng cổ Đường Lâm rất rẻ. Chỉ 20.000 VNĐ đối với người lớn10.000 VNĐ đối với trẻ em. Nếu thuê xe điện thì thêm 250.000 VNĐ/ xe chở đi quanh làng.

Mách nhỏ: Khi khám phá Đường Lâm, bạn nên thuê xe đạp hoặc đi bộ để có thể đi vào từng ngõ ngách nhỏ của làng mà không phá vỡ bầu không khí tĩnh lặng, yên bình của những ngôi nhà cổ nơi đây. Nếu di chuyển bằng xe máy, bạn sẽ mất phí gửi xe tại những địa điểm tham quan trong làng cổ Đường Lâm.

Tại các địa điểm tham quan, nếu có người của ban quản lý di tích, họ sẽ giới thiệu về địa điểm đó đến du khách. Việc đưa tiền tips là không bắt buộc nhưng bạn cũng nên đáp lại sự nhiệt tình của họ. Khi ghé thăm các ngôi nhà cổ, hãy chào hỏi, xin phép những người trong gia đình một cách lịch sự, họ sẽ tiếp đón bạn vô cùng nồng hậu, thân thiện. Nếu muốn mua quà mang về tặng người thân, bạn có thể mua trực tiếp tại những gia đình này.

Thời điểm lý tưởng để đi tham quan làng cổ Đường Lâm

Đi du lịch làng cổ Đường Lâm vào thời gian nào trong năm cũng được. Tuy nhiên nếu để thấy hết được vẻ đẹp thôn quê Việt Nam thời xưa quý khách nên chọn đi vào mùa lúa chín khoảng tháng 5, tháng 6 hoặc mùa lễ hội vào tháng 1 âm lịch hàng năm.

Đến Làng cổ Đường Lâm vào mùa lễ hội tức tháng Giêng âm lịch hàng năm bạn lại được trải nghiệm và chứng kiến cảm nhận nét đẹp văn hóa dân gian vô cùng đặc sắc của một làng quê Bắc Bộ xưa. Các trò chơi dân gian như cờ tướng, bịt mắt bắt vịt, chọi gà, hội thi kéo co…với không khí vui tươi rộn rã, tiếng trống cổ vũ râm ran đầu hồi chắc chắn sẽ khiến bạn cảm nhận được không khí lễ hội rộn rã, tưng bừng khó quên...

Ăn gì ở làng cổ Đường Lâm?

Quả là thiếu sót nếu như bạn đến làng cổ Đường Lâm mà không thưởng thức một bữa cơm quê hay ngồi nhâm nhi tách trà nóng tại đây. Đến với Đường Lâm, bạn nhất định phải thưởng thức trà cùng những chiếc kẹo mè, kẹo dồi, kẹo lạc thơm bùi hay những bát chè lam thanh thanh, mát dịu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nếm thử hương vị của những chiếc bánh tẻ nóng hổi hoặc đặt một mâm cơm quê chính hiệu với những món ăn vô cùng giản dị, gần gũi như: bánh tẻ Sơn Tây, xôi gấc, cá kho, canh cải cá rô… Trong mâm cơm quê, món chính có thể là món gà mía thơm ngọt hay món thịt quay óng vàng, thơm nức mũi. Bên cạnh đó, không thể thiếu món cà dầm tương hay một đĩa rau muống chấm tương vô cùng hấp dẫn. Đây đều là những món ngon Hà Nội tuy bình dị nhưng chỉ cần ăn một lần là nhớ mãi không quên. Chẳng thế mà người Đường Lâm có những câu thơ ca rằng:

Dù ăn bánh kẹo mười phương

Không bằng kẹo lạc bộn đường quê tôi

Trắng phau là phong kẹo dồi

Giòn tan kẹo bột, bồi hồi tình quê

Chè kho ngọt lịm đam mê

Nhớ cơm phố Mía tìm về Đường Lâm

Nên liên hệ với địa chỉ chuẩn bị cơm trưa trước khi bắt đầu tham quan.
Nếu không muốn phải loay hoay tìm chỗ ăn uống cũng như nghỉ ngơi trong làng cổ. Điều mà khách tham quan nên chú ý hơn cả đó chính là liên hệ trước với những gia đình xung quanh để họ chuẩn bị. Vì những gia đình này chỉ bắt đầu nấu khi có người đặt cơm.

Du lịch làng cổ Đường Lâm có gì hấp dẫn?

Check in cổng làng Mông Phụ & vườn hoa làng cổ Đường Lâm

Ngay đầu tiên là cổng làng Mông Phụ được xây dựng vào năm 1833 với kiến trúc vòm và lớp đá ong tổ bên cạnh cây đa hơn 300 năm tuổi tạo nên một cảnh quan thực sự thanh bình và cổ kính.

Cổng làng Mông Phụ được xây dựng theo kiểu Thượng gia hạ môn có nghĩa “dưới là cổng, trên là nhà”. Cổng làng mang đậm dấu ấn kiến trúc văn hóa thời nhà Lê. Thuở xưa, cổng làng là nơi dừng chân nghỉ ngơi của các bà, các mẹ khi đi chợ về hay những người nông dân, những người đi tuần. Đây không chỉ là nơi để dừng chân nghỉ ngơi mà còn trở thành địa điểm check-in lý tưởng của du khách khi đến thăm làng cổ Đường Lâm.

Khám phá những địa danh nổi tiếng ở làng cổ Đường Lâm

Đình làng Mông Phụ: ngay giữa làng chính là Đình Làng Mông Phụ. Ngôi đình đã được xây dựng từ năm 1684, rộng 1800m2. Kiến trúc đình làng Mông Phụ bao gồm Nghi Môn, sân đình, tòa Đại đình ở giữa và 2 tòa Hữu Mạc, Tả Mạc ở hai bên. Lối kiến trúc này là kiểu chữ Công thường gặp ở các triều đại phong kiến trước đây. Bên trong đình làng vẫn còn lưu giữ rất nhiều các bức hoành phi, câu đối cổ đã có niên đại hàng trăm năm.

Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh: nằm trong thôn Mông Phụ, nhà thờ họ Giang là di tích lịch sử được xây dựng từ thời vua Tự Đức để tưởng nhớ công ơn của thám hoa Giang Văn Minh. Ông là người được vua Lê Thần Tông cử sang Trung Quốc và sẵn sàng đối đáp vua, quân thần nhà Minh để bảo vệ danh dự của dân tộc.

Đền thờ Phùng Hưng: tuy được lập ở nhiều nơi nhưng đền thờ tại làng Đường Lâm có quy mô rộng lớn nhất và lối kiến trúc vô cùng độc đáo bao gồm Đại Bái, Tả – Hữu Mạc và Hậu Cung.

Đền thờ và lăng mộ Ngô Quyền: chỉ cách đền thờ Phùng Hưng khoảng 500m. Quần thể đền thờ và lăng mộ Ngô Quyền được xây trên đồi Cấm, phía trước là cánh đồng và vũng Hùm chảy ra sông Tích. Đền thờ bao gồm nơi thờ tự, đại bái, nhà bia, hậu cung. Phía dưới cách đền khoảng 100m là lăng vua Ngô Quyền xây theo hình 4 mái trên bệ cao và có tường bao xung quanh.

Giếng cổ Đường Lâm: là nơi trước đây người dân ra để lấy nước sinh hoạt hàng ngày. Các giếng cổ tại làng đều được đặt tại những nơi thoáng mát, gần chùa, đình hoặc trung tâm xóm để mọi người có thể ra lấy nước thuận tiện.

Chùa Mía làng cổ Đường Lâm: đây là địa điểm du lịch tâm linh sở hữu những pho tượng cổ đẹp bậc nhất Việt Nam. Kiến trúc chùa Mía bao gồm các tòa tam quan, chính điện, thượng điện, nhà tổ và các hành lang liền kề nhau mô phỏng theo hình chữ Mục. Đây là ngôi chùa linh thiêng cùng không gian thoáng đãng, yên tĩnh, rất thích hợp để du khách tìm về chốn an yên tránh xa những thế tục trần gian.

Tham quan các ngôi nhà cổ đậm chất truyền thống

Ở làng Đường Lâm, có 956 ngôi nhà truyền thống trong đó có các làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh lần lượt là 239, 441 và 165 nhà. Có những ngôi nhà đã được xây dựng từ rất lâu, khoảng những năm 1649, 1703, 1850… Các ngôi nhà đều xây 5 gian hoặc 7 gian, được xây dựng bằng các vật liệu truyền thống lâu đời như tre nứa, gỗ xoan, đá ong, ngói, gạch đất nung, mùn cưa hay đất nệm… Khuôn viên nhà đều có sân vườn rộng rãi và phân thành nhiều khu: nhà chính, nhà ngang, bếp, sân, vườn, chuồng trại, giếng nước, cổng có mái che…

Một số ngôi nhà cổ đẹp nhất, nổi tiếng nhất Đường Lâm có thể kế đến như nhà của ông Nguyễn Văn Hùng, nhà cổ của ông Hà Nguyên Huyến, nhà cổ của chị Dương Lan…

Xem video review Du lịch Làng cổ Đường Lâm tại đây.

Đến Đường Lâm, bạn sẽ được nghe tiếng chim hót líu lo, nhìn ngắm vẻ yên tĩnh trầm mặc của những ngôi chùa hay nhà cổ, để thấy được rằng giữa cuộc sống xô bồ tấp nập này, vẫn có những nơi như “làng” để mình tìm về, để tìm hiểu những giá trị xưa cũ, truyền thống bao đời nay.

Đọc thêm: Review du lịch Sa Pa mùa săn mây

Bedauplace

Bedauplace

Bedauplace - Hành trình chăm sóc bé từ những năm đầu đời với kiến thức đa dạng về dinh dưỡng, giấc ngủ, vận động và học ngoại ngữ. Khám phá cùng chúng tôi và trải nghiệm mua sắm chất lượng với các sản phẩm chính hãng, đảm bảo sự phát triển vững chắc cho bé yêu của bạn.

Bình luận (3)

wave
  • John Doe

    John Doe

    Jan 08, 2021 14:41 pm

    Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Etiam vitae odio ut tortor fringilla cursus sed quis odio.

    Reply
  • John Doe

    Helen Doe

    Jan 08, 2021 14:41 pm

    Maecenas tempus, tellus eget condimentum rhoncus, sem quam semper libero, sit amet adipiscing sem neque sed ipsum.

    Reply
  • John Doe

    Anna Doe

    Jan 08, 2021 14:41 pm

    Cras ultricies mi eu turpis hendrerit fringilla. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia.

    Reply

Viết bình luận

wave