Mẹ cần làm gì khi bé ở tuần khủng hoảng wonder week 64

Thứ hai, 06/11/2023
 

Bố mẹ hãy thường xuyên theo dõi lịch wonder week để chủ động hơn và không có những lo lắng không cần thiết khi trẻ tự dưng “khó ở”. Mẹ nên làm gì khi nhận ra các dấu hiệu của Wonder week 64.

Tạo môi trường trải nghiệm phù hợp với bé

Trẻ em học bằng quan sát, thực hành và lặp đi lặp lại. Việc của mẹ là cho phép con trải nghiệm và nhẫn nại đồng hành cùng con khi bé đang học kỹ năng mới.
Dạy con những quy tắc, kỹ năng trong đời sống của trẻ. Chẳng hạn như quy tắc an toàn khi đi cầu thang, cách cầm thìa để không bị rơi ra ngoài, xếp hàng khi thanh toán …

Giúp con làm quen với những nguyên tắc của gia đình, tạo lập cho bé thói quen tốt. Ví dụ như thói quen cất dọn đồ đạc ngăn nắp sau khi dùng, ăn uống gọn gàng tại bàn ăn… Mẹ có thể định hình những nguyên tắc lành mạnh này cho bé ngay từ bây giờ bằng những việc nhỏ như cất giày dép sau khi đi ra ngoài, mang quần áo của mình vào ngăn kéo, mang đồ cần giặt vào đúng giỏ, tập tự ăn tại bàn cùng gia đình… Đây đều là những việc đơn giản nhưng cần mẹ kiên nhẫn nhắc nhở và hướng dẫn bé mỗi ngày.

>> Tham khảo: Giáo trình rèn sữa cho con

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo tiêu chuẩn WHO

Mẹ hỗ trợ bé phát triển ngôn ngữ

Lúc này bé rất thích được chỉ trỏ đồ vật xung quanh hay các bộ phận cơ thể khi mẹ gọi tên. Do vậy mẹ có thể bắt đầu trò chơi bằng câu hỏi: ”Mẹ đố con biết…?” và làm vẻ mặt bí hiểm để khơi gợi sự tò mò của bé. Bé chỉ đúng, mẹ đừng quên khen ngợi. Nếu bé chỉ sai, mẹ từ tốn gọi tên cả đồ vật đúng và đồ vật sai. Ngược lại, mẹ chỉ vào đồ vật và hỏi bé “Cái gì đây nhỉ?”. Bé luôn cố gắng trả lời mẹ bằng một từ nào đó. Đây cũng là lúc bé tập nói từ đơn.

Trò chơi gọi tên cũng là cách tập giao tiếp vừa hiệu quả vừa vui vẻ giữa ba mẹ và con. Mẹ ở trong bếp, bé ở ngoài phòng khách. Hai mẹ con cứ gọi thật to rồi đáp lời. Mẹ sẽ thấy bé nhiệt tình gọi mãi thôi và mẹ thì có thể yên tâm vừa nấu ăn vừa chơi cùng bé rồi.

>> Tham khảo: Rem sáng là gì? Cách khắc phục khi trẻ dậy quá sớm từ 3-5h sáng?

Bé càng ngày càng hiểu được những gì mọi người xung quanh đang nói chuyện với nhau và với bé. Vì thế nếu mẹ nói lời hướng dẫn một cách ngắn gọn và rõ ràng, bé cũng sẽ tỏ ra hợp tác và vui vẻ làm theo. Mặt khác, mẹ cần chú ý lời nói của mình để tránh việc “kể xấu” về bé với người khác trước mặt bé nhé.

>> Tham khảo: So sánh các phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến hiện nay

Mẹ hỗ trợ bé học kỹ năng mới thông qua những trò chơi phù hợp

Các trò chơi vận động:

Lúc này bé rất háo hức được thử nghiệm những nguyên tắc trên chính cơ thể mình. Do vậy mẹ sẽ thấy bé tràn đầy năng lượng, luôn trong trạng thái chạy nhảy, leo trèo, bò trườn, lăn lộn khắp mọi nơi. Mẹ hãy dành thời gian cho bé được đi cầu thang, lên xuống dốc, chơi cầu trượt, trò leo núi, xà đu, chơi những trò chơi vận động ở khu vui chơi trẻ em.

Khám phá thế giới ngoài trời:

Mẹ có thể cùng bé đi dạo và cho bé thoải mái quyết định mình sẽ rẽ trái hay rẽ phải, đi tiếp hay dừng lại nhặt chiếc lá rơi, ngắm nghía vũng nước bên đường. Sở thú cũng là nơi bé đặc biệt yêu thích, nơi bé được trực tiếp quan sát chú voi hay chú hươu cao cổ, được lắng tai nghe bạn ngựa hí vang, được hít hà mùi cây cỏ tự nhiên.

>> Tham khảo: Thế nào là phương pháp ăn dặm bé chỉ huy BLW?

Cách cắt thức ăn theo từng giai đoạn cho bé ăn dặm BLW

Các trò chơi trong nhà:

Những công việc nhà thường nhật trở thành trò chơi thú vị với bé. Bé rất thích được giúp đỡ mẹ, được đóng vai trò quan trọng trong một nhiệm vụ nào đó nên mẹ có thể giao cho bé việc nhà phù hợp như mang đồ ra bàn ăn, rửa chén bát, lau bàn của con…và nhớ là phải khen ngợi thật xứng đáng.

Ú òa và trốn tìm luôn là những trò chơi được chào đón. Trò chơi này ngày càng phát triển thêm một cấp độ mới. Bây giờ bé có thể chủ động “òa” mẹ hoặc đi trốn trong phòng để chờ mẹ bắt được và cười sung sướng.

>> Tham khảo: Thế nào là biếng ăn sinh lý và biếng ăn tâm lý? Cách khắc phục

Mẹ lưu ý cách thể hiện thái độ khi bé thử nghiệm cảm xúc

Cảm xúc cũng là một trong số những điều bé đang háo hức thử nghiệm ở ww 64. Bé tò mò với cách mẹ hay những em bé khác phản ứng trước những hành vi gây hấn như cắn, đấm, đá, đẩy người khác hay làm vỡ hay làm hỏng món đồ nào đó. Bé chỉ đang tìm hiểu và học hỏi mà thôi. Lúc này, thái độ của mẹ trở nên rất quan trọng. Mẹ hãy cho bé biết mẹ đang nghĩ gì về những hành vi đó của con. Đây cũng là cách duy nhất để bé hiểu được rằng việc gây hấn chỉ làm tổn thương người khác, hoàn toàn không phải điều gì đó hài hước, thú vị và được khuyến khích.

Mẹ cũng có thể chọn những đầu sách có nội dung liên quan đến các cảm xúc cá nhân thông qua câu chuyện của những con vật hay những em bé khác để mô phỏng cho bé thấy những phản ứng, hệ quả và những gì nên hoặc không nên làm.

Đọc thêm: Phần 1: Wonder week 64 tuần tuổi – Thế giới của những nguyên tắc đối với bé

Nếu có vướng mắc khó khăn hãy tham gia Group Con Ngoan Khỏe, Mẹ Hạnh Phúc để trao đổi, thảo luận thêm thông tin hữu ích với cộng đồng các mẹ bầu bí và bỉm sữa trong quá trình làm mẹ nhé.

Theo dõi Page Lần đầu làm mẹ để đọc thêm các bài viết hàng ngày.