Tư duy phản biện hứa hẹn giúp hoạt động não bộ trẻ phát triển gấp 2 lần trong nhận thức và giải quyết vấn đề. Dạy trẻ tư duy phản biện càng sớm càng giúp trẻ sử dụng kỹ năng này thuần thục khi lớn.
Tư duy phản biện là điều cần thiết ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tất cả những người thành công ở mọi lĩnh vực đều sở hữu tư duy phản biện tốt. Để sở hữu một tư duy phản biện tốt cần có quá trình rèn luyện. Dạy trẻ tư duy phản biện sớm là điều rất cần thiết để phát triển tư duy, trí não của con.
Lợi ích khi ba mẹ rèn luyện tư duy phản biện cho trẻ
Theo nghiên cứu của GS. Zohar cho thấy: Những đứa trẻ phát triển tư duy phản biện sẽ phát triển những kỹ năng sau:
- Học giỏi với khả năng ghi nhớ tốt.
- Đi đầu trong cách tìm và giải quyết vấn đề.
- Có chỉ số IQ rất cao, biết cách sàng lọc thông tin
- Tư duy phản biện cho trẻ cách nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh. Con không xem xét thông tin trong một hệ quy chiếu nhất định. Cách làm này rất tốt cho sự phát triển tư duy và nhận thức của con.
Thói quen của cha mẹ có thể dạy trẻ tư duy phản biện
Viện Khoa Học Lý Thuyết Hoa Kỳ cho biết: Trẻ có thể học tư duy phản biện ở độ tuổi nhỏ, tư duy phản biện có thể được xem là phần thiên tài của trẻ nhỏ, không thuộc bẩm sinh hay gen di truyền. Trong hoạt động giao tiếp hằng ngày với trẻ, cha mẹ có thể giúp trẻ làm quen và phát triển lối tư duy phản biện một cách tự nhiên.
Để con tự quyết định và lựa chọn
Một phần quan trọng của việc phát triển tư duy phản biện là khám phá và đưa ra quyết định. Một phương pháp khuyến khích sự suy nghĩ và quyết định của trẻ luôn cho trẻ lựa chọn trong phạm vi mà bố mẹ đưa ra.
Ví dụ: cho trẻ lựa chọn mặc bộ quần áo nào trong 2 bộ. Hoặc khi trẻ muốn mua đồ chơi, hãy cho trẻ mua 1 đồ duy nhất, trẻ sẽ phải suy nghĩ để quyết định muộn mua cái gì.
Hãy luôn hỏi trẻ lý do
Nhiều người cho rằng lý do của trẻ nhỏ rất ngờ nghệch, nhưng thực tế mỗi khi trẻ nói cho bạn lý do chính là mỗi lần chúng học cách suy nghĩ để đưa ra quyết định. Lý do có ngờ nghệch, không liên quan, nhưng hãy tôn trọng và hỏi trẻ thêm câu hỏi: Tại sao con nghĩ như vậy?
Giúp trẻ phát triển cảm xúc vui, buồn
2 cảm xúc trẻ có thể trải qua nhiều đó là niềm vui và sự buồn chán/tức giận. Trẻ nhỏ ít nhận ra đâu là vui, đâu là cảm xúc tiêu cực trái ngược. Dạy trẻ hiểu điều trái ngược là nên làm, để trẻ hiểu làm cách nào cải thiện nó.
Cha mẹ hãy chuẩn bị cho trẻ 2 chú heo đất thật to, 1 chú trẻ sẽ dán 1 hình mặt cười, chú heo còn lại trẻ sẽ dán hình mặt buồn. Hãy chọn 2 chú heo đất có thể mở ra được. Khi quy ước, bạn hãy nói với trẻ, khi nào con làm việc con thấy vui, 1 việc con hài lòng, 1 sự giúp đỡ, 1 việc ăn uống tốt hoặc đơn giản 1 ngày con không thấy mình làm phiền ai thì hãy bỏ 1 mặt cười tương ứng với 1 niềm vui vào chú heo mặt cười. Ngược lại, hãy bỏ mặt khóc nếu ngày đó có 1 việc con tức giận, con đòi quà bánh, con bướng bỉnh. Bạn cũng nên có 2 chú heo đất cho riêng bạn. Cuối ngày 2 mẹ con cùng lấy những khuôn mặt ra và hồi tưởng lại 1 ngày của 2 mẹ con. Đó là khoảng khắc của nhận thức và những bài học được ghi nhớ.
Đặt cho con các câu hỏi mở
Qua việc đặt câu hỏi mở, ba mẹ không chỉ khuyến khích sự sáng tạo và linh hoạt trong tư duy của con mà còn giúp xây dựng kỹ năng tự chủ và tự quản lý. Các câu trả lời từ trẻ không chỉ là cách thể hiện quan điểm cá nhân mà còn là bước tiến trong việc phát triển khả năng thấu hiểu và tư duy sâu rộng.
Ví dụ, thay vì đưa ra các câu hỏi như “Hôm nay con đi chơi công viên có vui không?”, bố mẹ có thể đặt câu hỏi mở: “Điều gì đã làm con thấy thú vị ở công viên hôm nay?”
Luôn khuyến khích trẻ tìm thêm cách làm khác
Khi phải giải quyết vấn đề, trẻ cần học cách suy nghĩ làm sao để tìm cách tối ưu và ít tối ưu. Bài học này sẽ giúp trẻ hiểu hơn về sự cải thiện.
Hoạt động cha mẹ có thể làm cùng bé:
Khi cùng trẻ tô màu, bạn hãy đề nghị bé tô thêm 1 màu khác. Hãy hỏi lý do tại sao con chọn màu thứ 2.
Notes:
Piekny J and Maehler C. 2013. Scientific reasoning in early and middle childhood: the development of domain-general evidence evaluation, experimentation, and hypothesis generation skills. Br J Dev Psychol. 31(Pt 2):153-79.
Zohar A, Weinberger Y and Tamir P. 1994. The effect of the biology critical thinking project on the development of critical thinking. Journal of Res. Sci. Teachiing 31(2): 183-196.