Mẹ cho bé cơ hội để trải nghiệm
Điều này giúp bé định hình hệ thống các khái niệm và nguyên tắc của chính con.
Cho bé được tiếp xúc với thế giới tự nhiên:
Bé tỏ ra rất quan tâm đến những sinh vật sống xung quanh như con kiến trên sàn nhà, con giun đất trong vườn, cây chanh, cây hoa hồng ngoài ban công… Chúng đều là những hệ thống riêng biệt, có đặc điểm riêng có và điều đó rất thú vị đối với bé. Bởi vậy, mẹ hãy dành thời gian cho bé đi công viên, đi dã ngoại để bé được thỏa sức ngắm nhìn, khám phá tất cả những điều thú vị đó. Mẹ cũng có thể hướng dẫn bé tưới cây hàng ngày, cho bé thấy một cái cây trổ lá và nở hoa.
>> Tham khảo: Giáo trình rèn sữa cho con
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo tiêu chuẩn WHO

Mẹ thể hiện thái độ đúng mực để giúp bé nhận thức về các giá trị, tiêu chuẩn và quy tắc. Trong giai đoạn lương tâm đang hình thành và phát triển, bé xây dựng hệ thống quy tắc của riêng mình phần lớn dựa trên quan sát cách mẹ làm mẫu. Vì vậy, mẹ hãy khen ngợi cụ thể vào hành vi tích cực của con và dứt khoát thể hiện thái độ đúng/sai, hài lòng/không hài lòng trước hành vi không đúng. Mẹ cần giải thích và hành động nhất quán.
Bé cũng đang hình thành khả năng định vị trong không gian: nhà mình, siêu thị, vườn hoa, cửa hàng tiện lợi… tất cả tạo thành một hệ thống trong khu dân cư. Do đó, mẹ có thể giúp bé học cách tìm đường bằng những chỉ dẫn trái, phải, trên, dưới, bằng những vật thể cố định.
>> Tham khảo: Rem sáng là gì? Cách khắc phục khi trẻ dậy quá sớm từ 3-5h sáng?
Mẹ thể hiện sự tôn trọng đối với bé
Lúc này, bé đã có khái niệm về bản thân. Bé có thể tự quyết định, gây ảnh hưởng lên một việc nào đó, có suy nghĩ của riêng mình vì có thể tự làm được nhiều việc. Chẳng hạn, bé có thể tự ăn cam theo cách của bé mặc dù quả cam rất nham nhở và bé còn chén luôn cả một ít vỏ; bé có thể tự chọn được quần áo theo sở thích. Mẹ có thể thấy bé hét toáng lên phẫn nộ hoặc tuôn một tràng gì đó khi mẹ ngăn bé làm việc mà bé cho là đúng. Vậy thì, mẹ hãy kiên nhẫn với bé một chút, miễn là bé tự mình làm được. Mẹ có thể chấp nhận những việc không hoàn hảo như bé mặc đồ kỳ quặc, bé ăn uống rất lộn xộn, bé hay bị lấm bẩn và ướt nhẹp…

Thay vì ngăn bé làm điều gì đó không đúng, mẹ hãy từ tốn giải thích từng bước một. Có thể ban đầu bé vẫn la hét, vẫn phản đối, nhưng bé đều đang tiếp thu và học hỏi mọi thứ từng chút một.
>> Tham khảo: So sánh các phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến hiện nay
Mẹ tạo cơ hội cho con được mở rộng phạm vi giao tiếp xã hội
Lúc này bé bắt đầu ý thức về gia đình, các thành viên trong gia đình gồm bố, mẹ, con và gia đình mở rộng như có thêm ông, bà, cậu. Con cũng nhận biết được hàng xóm, bạn bè, cô giáo…

Vì vậy mẹ hãy cho bé cơ hội tiếp xúc với những người thân quen để mở rộng phạm vi giao tiếp cho bé. Bé cũng có thể phối hợp với trẻ khác trong một trò chơi nào đó như chơi cầu trượt. Mỗi đứa trẻ phải chờ để tới lượt leo lên cầu thang rồi trượt xuống.
Như vậy bé học được cách chấp nhận những nguyên tắc, những luật chơi của nhau để cùng sử dụng sân chơi. Mẹ hãy cho bé ra công viên, khu vui chơi để được chơi cùng những người bạn mới.
>> Tham khảo: Thế nào là phương pháp ăn dặm bé chỉ huy BLW?
Cách cắt thức ăn theo từng giai đoạn cho bé ăn dặm BLW
Mẹ khuyến khích bé chơi những trò chơi phù hợp để phát triển kỹ năng
Những thử nghiệm thú vị với nước: Bé có thể thích thú hàng giờ với việc dìm một quả bóng nhựa xuống nước và quan sát nó nổi và bật nảy lên khỏi mặt nước hoặc cần mẫn rót nước từ cốc nọ sang cốc kia cả buổi. Mẹ hãy làm cho giờ đi tắm của bé trở nên hấp dẫn và đáng mong chờ bằng những trò chơi với nước nhé.

Những trò chơi vận động như xà đu đa năng dành cho trẻ em ở khu vui chơi, tập đi xe thăng bằng… giúp bé học cách kiểm soát cơ thể của bé.
Những trò chơi làm quen với nghệ thuật như vẽ, chơi đất nặn, chơi nhạc cụ đồ chơi… không chỉ giúp bé phát triển các giác quan mà còn thúc đẩy sức sáng tạo. Chơi những trò chơi này cũng giống như bé đang được tự thiết kế một hệ thống riêng của mình vậy.
Trò chơi ghép hình: Mỗi miếng ghép là một đơn vị trong một tổng thể, chúng có mối liên hệ với nhau để tạo thành những hình khối nhất định. Mẹ có thể cùng bé chơi xếp hình lego hoặc chơi ghép hình động vật đơn giản bắt đầu từ 2 miếng ghép và tăng dần số lượng miếng ghép để phù hợp với bé.
>> Tham khảo: Thế nào là biếng ăn sinh lý và biếng ăn tâm lý? Cách khắc phục
Mẹ hỗ trợ bé phát triển ngôn ngữ
Bé bắt đầu nhận biết về khái niệm thời gian. Bé có thể ghi nhớ những trải nghiệm trong quá khứ, và hình dung các việc sẽ làm trong tương lai. Vì thế mẹ hãy để ý cách nói chuyện để giúp bé củng cố những nhận thức mới mẻ này.
Mẹ có thể định hướng về thời điểm tương lai bằng việc nói về kế hoạch trong tương lai gần. Ví dụ: Mình sẽ đi tắm rồi cùng đọc sách nhé! Mình sẽ ăn sáng trước rồi cùng đi công viên!
>> Tham khảo: Khi nào nên cai bú bình cho bé? Cách giúp bé cai bình sữa đơn giản

Cuối mỗi ngày mẹ kể lại cho bé nghe về những việc đã xảy ra trong ngày. Hoặc mẹ kể lại buổi đi vườn bách thú của gia đình: thời tiết hôm đó ra sao, mình mặc quần áo màu gì, lần lượt mình đã thấy những con vật nào và mẹ hỏi bé chúng kêu như thế nào, chúng thích ăn đồ ăn gì.
Mẹ sẽ thấy bé nhíu mày hồi tưởng lại quá khứ. Bé cũng rất thích thú được bắt chước tiếng kêu của các con vật để trả lời mẹ. Mẹ cũng có thể trò chuyện trong lúc thay bỉm hay mặc đồ vì bé sẽ tập trung vào câu chuyện mà quên mất phản kháng.
Đọc thêm: Phần 1: Wonder week 75 - Bé hiểu về hệ thống
Nếu có vướng mắc khó khăn hãy tham gia Group Con Ngoan Khỏe, Mẹ Hạnh Phúc để trao đổi, thảo luận thêm thông tin hữu ích với cộng đồng các mẹ bầu bí và bỉm sữa trong quá trình làm mẹ nhé.
Theo dõi Page Lần đầu làm mẹ để đọc thêm các bài viết hàng ngày.