Press ESC to close

Tuần khủng hoảng của bé wonder week 46 là gì? Dấu hiệu nhận biết

Wonder week 46 mở ra thế giới của trình tự đối với bé. Nếu như sau ww37, bé giống như một nhà khoa học tí hon tháo tung mọi thứ để khám phá thì sang ww46, bé lại giống một anh chàngthợ thủ công mới học việc, miệt mài tìm cách lắp ráp mọi thứ với nhau.

Wonder week 46 là gì?

Wonder week 46 chính là tuần khủng hoảng 46 - bước nhảy vọt thứ 7 trong quá trình phát triển về tinh thần mà mọi đứa trẻ đều trải qua trong hai mươi tháng đầu đời.

Lúc này bé nhận ra để thực hiện được một việc nào đó, bé cần thực hiện một trình tự nhất định. Để thực hiện được việc X thì phải làm hành động A rồi mới đến hành động B. Trong quá trình thử nghiệm để đạt được mục tiêu đó, bé học cách phán đoán những sự việc tương tác với nhau như thế nào để đem lại kết quả. Và lần đầu tiên trong đời, bé nhận thức được những việc mình làm.

>> Tham khảo: Giáo trình rèn sữa cho con

Tất cả những kiến thức về ăn dặm mẹ cần biết

Wonder week 46 bắt đầu khi nào?

Wonder week 46 (ww46) xảy đến vào khoảng tuần tuổi từ 40-46. Mẹ cần lưu ý cách tính tuổi của con theo tuần. Thời điểm bắt đầu tính wonder week cho bé là ngày dự sinh, không phải ngày bé chào đời.

Wonder week 46 biểu hiện như thế nào?

Mẹ nhận thấy bé “hư” và trái tính hơn những ngày nắng đẹp trước đó. Có vẻ bé muốn làm những việc mà bé không được phép làm. Bé tỏ ra phản kháng những việc hàng ngày như thay bỉm, mặc quần áo.

Bé muốn ở bên bố mẹ, được bố mẹ quan tâm chú ý một cách trọn vẹn, dành nhiều thời gian chơi cùng bé. Bám bố/mẹ không rời. Em bé có vẻ “trẻ con” hơn như việc trước đây đã có thể tự ôm bình sữa, lúc này lại muốn mẹ cầm cho ăn như hồi còn nhỏ xíu. Cư xử ngọt ngào với bố mẹ (ví dụ ôm ấp mẹ hoặc cười nịnh với bố).

>> Tham khảo: Phân biệt giữa hóc và oẹ khi bé ăn dặm

Cách cắt thức ăn theo từng giai đoạn cho bé ăn dặm BLW

Bé thiếu ngủ và mệt mỏi: Giai đoạn này mẹ sẽ thấy bé trở nên khó ngủ, hay dậy sớm hơn, vào giấc đêm muộn hơn. Bé mơ ngủ tỉnh dậy giữa đêm và khóc như đang rất tức giận.

Bé biếng ăn. Bé từ chối ăn cả những món thường ngày vẫn yêu thích. Có những ngày bé chỉ chấp nhận ăn mỗi sữa hoặc chỉ ăn rất ít và từ chối sữa.

Bé tỏ ra nhút nhát khi tiếp xúc với người lạ.

Bé mút ngón tay thường xuyên hơn.

Có những lúc bé chẳng buồn nhặng xị mà trở nên “ít nói”. Đôi khi mẹ bắt gặp bé ngồi im và không làm gì cả.

Có những cơn giận bất thường (ví dụ đang chơi xếp hình không xếp được là cáu gắt ầm ĩ).

>> Tham khảo: Cho bé ngủ muộn để ngủ xuyên đêm, ngủ muộn để dậy muộn có đúng không?

Tuần khủng hoảng 46 kéo dài bao lâu?

Ở wonder week tuần 46 Bé sẽ trở nên khó ở trong khoảng 5 tuần, cũng có những bé từ 3-7 tuần. Thông thường, từ tuần thứ 46 trở đi những kỹ năng mới sẽ dần xuất hiện tùy theo tốc độ phát triển của từng em bé.

Sau Wonder week tuần 46 con phát triển kỹ năng gì mới?

Những kĩ năng và các hành động đạt được sau bước ngoặt ở tuần thứ 46 không xuất hiện cùng lúc mà tuần tự dựa theo sự lựa chọn của bé. bé sẽ lựa chọn những “kết quả” mà bé thấy phù hợp với bản thân để phát triển trước, các “kết quả” khác sẽ đến sau đó một vài tuần, thậm chí một vài tháng, thậm chí sang hẳn cả chu kỳ wonder week tiếp theo.

Sau đây là một số biểu hiện mẹ có thể dễ dàng nhận thấy. Tuy vây, em bé của mẹ có thể có biểu hiện này và không có biểu hiện kia và các kỹ năng của bé sẽ xuất hiện và hoàn thành dần dần theo thời gian.

>> Tham khảo: Bí quyết rèn trẻ sơ sinh chơi tự lập – con ngoan, mẹ nhàn tênh

Nên dùng chũn/ túi ngủ đến khi nào?

Kỹ năng vận động:

Bé có thể tụt xuống khỏi ghế, giường và bò lên cầu thang rất nhanh. Tuy nhiên việc bò xuống cầu thang vẫn còn là thử thách với bé.

Bé có thể tự tìm đồ vật hỗ trợ để bám hai tay vào đẩy và đi theo như ghế ăn, hộp đựng đồ…

Một số bé có thể biết đi.

Khả năng nhận thức:

Biết chỉ tay vào con vật, đồ vật xung quanh hoặc trong sách khi được hỏi.

Biết chỉ tay vào bộ phận trên cơ thể khi được hỏi.

Tự chỉ tay vào đồ vật hoặc hình ảnh trong sách để hỏi và chờ đợi mẹ trả lời.

Cầm tay mẹ chỉ vào hình vẽ trong sách để hỏi.

Tỏ ra thích thú với sự vật sự việc nào đó bằng cash phát ra tiếng reo phấn khích.

Cố gắng nhét tiền xu, bông tai… vào một cái khe nhỏ như ống tiết kiệm.

Cố gắng cắm chìa khóa vào ổ khóa.

Thích chơi đồ chơi ghép hình với hai miếng đơn giản.

Di xe ô tô đồ chơi khắp nhà, bò ra sàn ngắm bánh xe chuyển động và kêu “brừm brừm”.

>> Tham khảo:

Kinh nghiệm chọn dụng cụ ăn dặm cần thiết nhất cho bé (Phần 1)

Kinh nghiệm chọn dụng cụ chế biến ăn dặm cho bé (Phần 2)

Cảm xúc – Xã hội:

Thích được chơi cùng người khác, nhất là với mẹ. Bé có thể bắt đầu trò chơi rồi quay sang nhìn mẹ với vẻ mặt chờ đợi.

Phát triển cá nhân:

Tỏ ra vui vẻ thích thú khi được mẹ nhờ giúp việc nhà như lấy đồ gì đó đưa cho mẹ, nhặt quần áo cho vào giỏ, cầm khan quẹt qua quẹt lại để lau bàn…

Thể hiện nhu cầu được tự ăn, có thể dùng dĩa xiên hoa quả hoặc dùng thìa, tỏ ra thích thú khi cho mẹ cắn một miếng khi đang ăn.

Ngôn ngữ:

Bắt chước âm thanh khi mẹ gọi tên con vật, đồ vật. Khi mẹ hỏi “Đây là gì con nhỉ?” thường cố gắng trả lời bằng một âm bất kỳ nào đó.

Trải nghiệm Wonder week 46 của mẹ

Cho dù mẹ đã quen với những biểu hiện và đầy kinh nghiệm trong việc đối phó với các tuần khủng hoảng thì vẫn không tránh khỏi những cảm xúc tiêu cực ở tuần khủng hoảng 46.

Mẹ không khỏi lo lắng vì không rõ nguyên nhân do đâu khiến bé liên tục cáu kỉnh, gắt gỏng. Đôi khi mẹ chiều bé bằng những ôm ấp, cho bé ngủ gục trên người lại khiến mẹ băn khoăn sợ làm con hình thành thói quen xấu, sợ làm hư con.

Nhiều khi mẹ chỉ nhìn vào điện thoại để trả lời tin nhắn thôi cũng kích hoạt sự bực bội, gắt gỏng của bé. Bé khua khoắng chân tay, gào lên khóc như thể giành lại sự chú ý của mẹ: “Con ở đây cơ mà!”

Ngay cả việc thay bỉm, mặc quần áo cũng như một trận đánh vật khi bé không ngừng vùng vẫy, gào toáng lên khi mẹ chạm vào người khiến mẹ hết sức chán nản.

Việc cho bé đi ngủ cũng vất vả hơn nhiều so với trước đây. Có khi mẹ mất tới vài tiếng để cho bé vào giấc đêm. Bé con thì vật vã bò qua bò lại, cưỡi lên chân, ngồi lên mặt trong khi mẹ còn một núi việc phải làm.

>> Tham khảo: Review ghế ăn dặm cho bé loại nào tốt?

Lúc này bé không hợp tác trong việc ăn uống. Việc có thể bò và tập đứng còn tạo ra niềm vui mới cho bé trong trò chơi vượt chướng ngại vật bằng cách trèo ra khỏi ghế ăn. Một số em bé ăn dặm theo phương pháp bé chỉ huy có thể bước vào giai đoạn nhai nhả, cộng thêm sức ép từ những người xung quanh về vấn đề cân nặng càng khiến mẹ áp lực. Mẹ can đảm đến mấy thì cũng không tránh khỏi sốt ruột.

Khi mọi chuyện trở nên mất kiểm soát, mẹ chỉ cần nhớ rằng sau những ngày giông bão là những ngày nắng đẹp. Em bé sẽ không bé bỏng mãi và những khó chịu này là để con từng bước lớn lên. Cách duy nhất mẹ có thể làm bây giờ là tập trung hỗ trợ con hoàn thành kỹ năng mới.

Đọc thêm: Phần 2: Mẹ nên hỗ trợ thế nào để bé nhanh vượt qua wonder week 46 tuần tuổi

Theo dõi Page Lần đầu làm mẹ để đọc thêm các bài viết hàng ngày.

Tham gia Group Con Ngoan Khỏe, Mẹ Hạnh Phúc để trao đổi, thảo luận thêm thông tin hữu ích với cộng đồng các mẹ bầu bí và bỉm sữa trong quá trình làm mẹ nhé.

Bedauplace

Bedauplace

Bedauplace - Hành trình chăm sóc bé từ những năm đầu đời với kiến thức đa dạng về dinh dưỡng, giấc ngủ, vận động và học ngoại ngữ. Khám phá cùng chúng tôi và trải nghiệm mua sắm chất lượng với các sản phẩm chính hãng, đảm bảo sự phát triển vững chắc cho bé yêu của bạn.

Bình luận (3)

wave
  • John Doe

    John Doe

    Jan 08, 2021 14:41 pm

    Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Etiam vitae odio ut tortor fringilla cursus sed quis odio.

    Reply
  • John Doe

    Helen Doe

    Jan 08, 2021 14:41 pm

    Maecenas tempus, tellus eget condimentum rhoncus, sem quam semper libero, sit amet adipiscing sem neque sed ipsum.

    Reply
  • John Doe

    Anna Doe

    Jan 08, 2021 14:41 pm

    Cras ultricies mi eu turpis hendrerit fringilla. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia.

    Reply

Viết bình luận

wave