Press ESC to close

Khi nào cần bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh?

Bạn đang lo lắng về cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh một cách hợp lý và hiệu quả. Bài viết này cung cấp cho bạn kiến thức để đảm bảo rằng bé yêu của bạn được nhận đủ lượng sắt cần thiết để phát triển khỏe mạnh.

Vai trò của sắt đối với cơ thể trẻ sơ sinh

Nếu coi cơ thể người có nhiều ngôi nhà với nhiều mô cơ quan thì sắt có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên hồng cầu – chiếc xe chuyên chở oxy cũng như chất dinh dưỡng đi đến tất cả các mô tế bào (ngôi nhà) đó. Sắt chính là một dưỡng chất thiết yếu đối với sự tăng trưởng và phát triển của cả trẻ em và người lớn.

Theo nhiều nghiên cứu, trẻ em cần một lượng sắt cao hơn đến 9 lần so với cơ thể người trưởng thành (tính theo khối lượng cơ thể). Sắt tạo ra hemoglobin (huyết sắc tố) giúp máu mang oxy vận chuyển đến mọi tế bào. Nếu thiếu sắt, mô, cơ bắp và tế bào của trẻ sẽ thiếu hụt oxy cần thiết. Nếu tình trạng máu thiếu sắt trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về thể lực và trí tuệ của bé.

Trong thời gian bú mẹ, trẻ em được cung cấp nguồn sắt dồi dào từ sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng sắt sẽ dần giảm đi khi bé lớn lên và bước vào giai đoạn ăn dặm. Do vậy, việc bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào, trong thời gian bao lâu để trẻ không thiếu sắt là điều cha mẹ cần hết sức lưu ý.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị thiếu sắt

Trẻ thiếu sắt có những biểu hiện như sau:

- Trẻ tăng cân rất chậm hay trong thời gian dài không tăng cân;
- Da của bé nhợt nhạt;
- Trẻ sơ sinh bú kém, thậm chí còn bỏ bú mẹ;
- Trẻ khó chịu, quấy khóc thường xuyên;
- Trẻ nếu bị thiếu sắt sẽ rất ít vận động vì bé yếu, mệt mỏi, cơ phát triển chậm hơn, bị viêm đường hô hấp và nhiều loại bệnh nhiễm khuẩn khác.

Xem thêm:

Giáo trình Rèn tự ngủ & Sinh hoạt cho trẻ sơ sinh

Giáo trình Rèn sữa

Thời điểm bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh

- Với trẻ sinh đủ tháng sử dụng sữa công thức được nhận đầy đủ lượng sắt và vitamin D, do vậy hãy tiếp tục cho trẻ dùng sữa công thức trong 12 tháng đầu đời.

- Với trẻ sinh đủ tháng bú mẹ: AAP khuyến cáo trẻ sơ sinh bú mẹ một phần và hoàn toàn nên được bổ sung sắt bắt đầu từ khi 4 tháng cho đến khi bé khoảng 6 tháng tuổi. Khi bé ăn dặm, cha mẹ nên thiết kế thực đơn dinh dưỡng bảo đảm, bao gồm các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt như thịt xay nhuyễn, ngũ cốc...;

Thực đơn dinh dưỡng có chứa nhiều sắt

- Đối với trẻ thiếu tháng: Nếu người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ kiểm soát kém, con bị sinh non hoặc ít hơn 2,9kg khi sinh thì bé có thể không nhận đủ lượng sắt trong thai kỳ. Những bé sinh non cần được đặc biệt quan tâm và bổ sung sắt từ sớm khi con 2 tuần tuổi cho đến khi ăn dặm 1 tuổi.

Cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh phù hợp

- Với trẻ sinh đủ tháng bú mẹ: AAP khuyến cáo trẻ sơ sinh bú mẹ một phần và hoàn toàn nên được bổ sung sắt lỏng với liều 1mg/kg/ngày bắt đầu từ khi 4 tháng cho đến khi bé khoảng 6 tháng tuổi, có thể ăn thức ăn đặc có chứa sắt.

- Với trẻ sinh non: bé có thể cần bổ sung một lượng sắt cao hơn là 2mg/kg/ngày, bắt đầu ngay trong tháng đầu tiên sau sinh.

- Không cho bé uống sữa bò tươi cho đến khi bé được 1 tuổi vì sữa tươi làm giảm hấp thu sắt. Trẻ sử dụng sữa bò tươi (thay vì sữa mẹ hay sữa công thức tăng cường sắt) trong 12 tháng đầu đời có nhiều khả năng bị thiếu máu do bị thiếu sắt vì lượng đạm quá nhiều trong sữa bò cũng có thể khiến thận của trẻ bị quá tải;

- Sau 4 – 6 tháng, lượng sắt dự trữ tự nhiên của trẻ từ lúc mới sinh sẽ bắt đầu giảm. Cha mẹ nên cho bé sử dụng các loại protein và rau xanh để cung cấp cho trẻ tất cả dưỡng chất cần thiết. Một số thực phẩm giàu sắt gồm: Đậu nành, rau bina, đậu lăng, đậu xanh, đậu đen, đậu tây, đậu phụ, thịt bò và trứng;

- Nếu bé cần bổ sung các loại vi chất, cha mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về loại thuốc cũng như liều lượng bảo đảm an toàn cho sự phát triển tối ưu của trẻ;

Thiết sắt hay thừa sắt đều gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của trẻ. Sắt là một kim loại nặng có thể gây độc cho tế bào, mô cũng như các cơ quan. Thừa sắt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của toàn bộ cơ thể. Nếu cha mẹ bổ sung sắt không phù hợp và quá liều trong thời gian dài, con dễ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tổn thương gan, tăng đường máu,... Do đó, bổ sung sắt cho bé trong thời gian bao lâu, như thế nào là điều mà cha mẹ cần hết sức lưu ý và tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa, không tự ý cho bé dùng thuốc bổ sung sắt để tránh nguy cơ xảy ra một số tác dụng phụ nguy hiểm.

Bedauplace

Bedauplace

Bedauplace - Hành trình chăm sóc bé từ những năm đầu đời với kiến thức đa dạng về dinh dưỡng, giấc ngủ, vận động và học ngoại ngữ. Khám phá cùng chúng tôi và trải nghiệm mua sắm chất lượng với các sản phẩm chính hãng, đảm bảo sự phát triển vững chắc cho bé yêu của bạn.

Bình luận (3)

wave
  • John Doe

    John Doe

    Jan 08, 2021 14:41 pm

    Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Etiam vitae odio ut tortor fringilla cursus sed quis odio.

    Reply
  • John Doe

    Helen Doe

    Jan 08, 2021 14:41 pm

    Maecenas tempus, tellus eget condimentum rhoncus, sem quam semper libero, sit amet adipiscing sem neque sed ipsum.

    Reply
  • John Doe

    Anna Doe

    Jan 08, 2021 14:41 pm

    Cras ultricies mi eu turpis hendrerit fringilla. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia.

    Reply

Viết bình luận

wave